Các dự án gặp khó khi doanh nghiệp chuyển về 'siêu ủy ban' được xử lý thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết xử lý vướng mắc một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu.
- 02-05-2020“Siêu ủy ban” đề xuất vay 3 năm, lãi suất 0%: Cẩn trọng tăng nợ xấu cho ngân hàng
- 28-02-2020‘Siêu ủy ban’ duyệt phương án kinh doanh 2020 cho loạt tập đoàn, tổng công ty
- 26-02-2020TS Nguyễn Đình Cung - Cha đẻ 'Siêu ủy ban' bị mắc kẹt nói gì?
Trước đó, 19 tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong hoạt động, nhất là thực hiện các dự án đầu tư. Cá biệt như, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, sau khi “chuyển nhà” đã không được giao vốn dự toán ngân sách năm 2020 cho việc bảo trì, đảm bảo an toàn chạy tàu do vướng điều 49 Luật ngân sách nhà nước. Điều này khiến cho trên 10.000 người không có tiền lương, nhiều hoạt động đảm bảo an toàn chạy tàu bị ảnh hưởng.
Vì thế để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, trong Nghị quyết của Chính phủ đã quy định rõ: Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, các bộ là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương để hình thành tài sản công và giao cho doanh nghiệp quản lý, nhưng chưa tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Về phê duyệt dự án và quyết định đầu tư, đối với dự án có giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu và không quá mức vốn của dự án nhóm B quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đầu tư dự án theo điều kiện và thủ tục quy định tại Luật này.
Đối với dự án có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu hoặc vượt mức vốn dự án nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, phê duyệt với chức năng là Cơ quan đại diện chủ sở hữu, làm cơ sở để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đầu tư.
Tiền phong