MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các hãng bia ngoại "xếp hàng" chờ mua Habeco và Sabeco

14-09-2016 - 10:31 AM | Doanh nghiệp

Theo nguồn tin thân cận được Wall Street Journal trích dẫn, hiện đang có một số hãng bia nước ngoài quan tâm đến việc mua cổ phần của Sabeco và Habeco gồm Thai Beverage và Singha của Thái Lan, Kirin và Asahi của Nhật Bản, Heineken và Anheuser-Busch InBev của Hà Lan.

Một số trong những nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới đang “xếp hàng” để có thể bước chân vào thị trường bia đầy tiềm năng ở Việt Nam, góp phần tạo nên một năm bận rộn với các thương vụ thâu tóm sáp nhập trên một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao nhất ở châu Á.

Chính phủ Việt Nam đang muốn huy động hơn 2 tỷ USD từ việc bán cổ phần tại hai công ty quốc doanh đang sản xuất hai sản phẩm bia Sài Gòn và bia Hà Hội, kỳ vọng trong 2 năm tới sẽ lần lượt bán 90% và 82% ở SabecoHabeco.

Theo nguồn tin thân cận được Wall Street Journal trích dẫn, hiện đang có một số hãng bia nước ngoài quan tâm đến việc mua cổ phần của Sabeco và Habeco gồm Thai Beverage và Singha của Thái Lan, Kirin và Asahi của Nhật Bản, Heineken và Anheuser-Busch InBev của Hà Lan.

Eugene Gong, người phụ trách mảng M&A Đông Nam Á tại Deutsche Bank, nhận định đây là cơ hội hiếm có để thâu tóm những công ty đang dẫn đầu thị trường Việt Nam – một trong những nước tiêu thụ bia lớn nhất thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả những ông lớn trên thế giới đều đang quan tâm đến hai thương vụ này.

Heineken, Singha và AB InBev từ chối bình luận. Tuy nhiên, ThaiBev và Kirin cho biết họ sẵn sàng chờ đón cơ hội còn Asahi đã từng nói họ quan tâm tới Sabeco.

Thương vụ bán Sebco và Habeco cũng được coi là một phép thử cho cam kết mở rộng chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Theo bà Lương Thị Mỹ Hạnh, CIO của quỹ VietFund Management, điều này thể hiện quá trình cổ phần hóa đang được tăng tốc và cho thấy Chính phủ không chỉ quyết tâm tăng tính minh bạch mà còn muốn tái cơ cấu nền kinh tế một cách sâu rộng hơn. Quá trình cổ phần hóa Sabeco đã bị trì hoãn vài lần trong những năm qua.

Bán cổ phần ở Sabeco và Habeco cho nhà đầu tư ngoại cũng nằm trong làn sóng nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài, mở cửa chào đón dòng vốn ngoại của Việt Nam. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy kết quả bước đầu: kể từ đầu năm nay, tổng giá trị các thương vụ M&A đã lên tới gần 4 tỷ USD, cao nhất trong hơn 1 thập kỷ.

Dù con số 4 tỷ USD là nhỏ bé so với những thị trường lớn như Mỹ, đây đã là thành tích ấn tượng của Việt Nam và đã cao hơn khoảng 30% so với 10 năm trở lại đây (theo số liệu từ Dealogic).

Với hơn 90 triệu dân và nhu cầu về mọi thứ từ đồ ăn thức uống cho tới dịch vụ tài chính đều đang tăng lên, Việt Nam đang thu hút được làn sóng các công ty từ Nhật Bản đến châu Âu hào hứng tìm kiếm những mục tiêu tiềm năng.

Hồi tháng 7, công ty sữa Vinamilk được nâng room vốn ngoại lên 100% và công ty F&N của Singapore đang muốn tăng tỷ lệ sở hữu từ mức 11% hiện nay. Tháng trước, quỹ đầu tư của nhà nước Singapore thông báo mua 7,7% cổ phần của Vietcombank, ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất nước. Năm ngoái, tập đoàn Singha rót 1,1 tỷ USD vào các công ty con của tập đoàn Masan. Đây là thương vụ đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.

Thu Hương

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên