MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các ngân hàng trung ương châu Á sẽ phối hợp cắt giảm lãi suất khẩn cấp?

11-03-2020 - 12:26 PM | Tài chính - ngân hàng

Ấn Độ, Hàn Quốc và Malaysia là những quốc gia có thể sẽ hành động đầu tiên. Tại Trung Quốc và Việt Nam, nơi các ngân hàng trung ương không theo lịch trình các cuộc họp được công bố công khai, một động thái có thể đến bất cứ lúc nào.

Các ngân hàng trung ương ở châu Á phải xem xét liệu họ có đủ khả năng chờ đợi cho đến khi diễn ra các cuộc họp chính sách theo lịch trình sắp tới hay sẽ phải phản ứng sớm hơn trước rủi ro kinh tế toàn cầu gây ra bởi sự bùng phát của dịch bệnh và sự sụt giảm trong giá dầu. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố cắt giảm lãi suất khẩn cấp 50 điểm cơ bản. Chưa có ngân hàng trung ương nào ở châu Á "nối gót" Fed, tuy nhiên một số đã bơm thanh khoản.

Với các cuộc họp chính sách trong các tuần sắp tới tại Ấn Độ, Hàn Quốc và Malaysia, các nhà phân tích nhận thấy đây có thể sẽ là những "ứng viên" đầu tiên đưa ra những thay đổi về lãi suất ngoài lịch trình. Phần lớn các quyết định sẽ phụ thuộc vào việc liệu thị trường toàn cầu có tăng trưởng và điều kiện tín dụng có dễ dàng hay không, điều này sẽ gây áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải hành động quyết liệt.

Các ngân hàng trung ương châu Á sẽ phối hợp cắt giảm lãi suất khẩn cấp? - Ảnh 1.

Lịch trình cuộc họp chính sách sắp tới tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương

Theo dự đoán, chỉ vài giờ đồng hồ sau cuộc họp của Fed ngày 18/3 sắp tới, Nhật Bản, Indonesia và Philippines sẽ công bố quyết định lãi suất của họ, theo sau là Thái Lan và New Zealand vào ngày 25/3. Tại Trung Quốc và Việt Nam, nơi các ngân hàng trung ương không theo lịch trình các cuộc họp được công bố công khai, một động thái có thể đến bất cứ lúc nào.

Ngân hàng trung ương Thái Lan đã báo hiệu hôm 9/3 rằng họ đang theo dõi sự tăng trưởng của thị trường toàn cầu, biến động giá dầu và sẽ đợi đến các cuộc họp thường kỳ để điều chỉnh chính sách. Ngân hàng Thái Lan đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục vào hôm 5/2 trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh, đồng thời chỉ ra nhu cầu về bơm thanh khoản và cơ cấu lại nợ.

Các chuyên gia kinh tế nói gì?

Theo Tamara Henderson, nhà kinh tế học Asean: "Tôi có thể hình dung ra các thông báo trước các cuộc họp chính sách được lên lịch thường xuyên của họ hoặc thông báo các biện pháp mới để hỗ trợ thanh khoản hoặc cung cấp lời nhắc về các kênh hiện có sẵn để hỗ trợ thanh khoản".

"Các ngân hàng lựa chọn chờ đợi có thể sẽ phải chịu áp lực phải hành động mạnh mẽ hơn. Đó có thể là trường hợp của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) với quyết định không thay đổi lãi suất vào tháng trước", theo Eleanor Creagh, một chiến lược gia tại Saxo Capital Market.

"Chúng tôi đã rất ngạc nhiên với việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 8 năm ngoái và với những bước ngoặt cho việc gắn kết nền kinh tế New Zealand. Với lạm phát và kỳ vọng tăng trưởng giảm, chúng tôi hy vọng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất chính thức xuống 50 điểm nữa vào ngày 25/3 tới", Eleanor nói thêm.

Một số ngân hàng trung ương ở châu Á có thể sẽ hành động trong vài tuần tới

Ấn Độ

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) không có cuộc họp theo lịch trình cho đến ngày 3/4. Ấn Độ cho đến nay đã báo cáo một số trường hợp nhiễm Covid-19 và nền kinh tế của nước này ít bị tổn thương trước các rủi ro bên ngoài, nhưng Thống đốc Shaktikanta Das đã báo hiệu việc nới lỏng. Vài giờ trước khi Fed khẩn cấp cắt giảm, ông Das nói với Bloomberg rằng có một lý do mạnh mẽ để phối hợp hành động và Ấn Độ đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất.

Tuy nhiên RBI có lẽ sẽ tập trung vào việc bơm thanh khoản hơn là cắt giảm lãi suất chuẩn - một phần vì mục tiêu cứu trợ sẽ ít gây bất ổn hơn cho thị trường tiền tệ và lạm phát hiện duy trì tốt hơn mức mục tiêu 2-6% của ngân hàng trung ương. Lần cuối cùng các quan chức Ấn Độ đưa ra một thông báo đột xuất về chính sách tiền tệ là vào năm 2015, khi họ phối hợp hành động cùng với hơn 10 ngân hàng trung ương khác trong việc giảm lãi suất khi giá dầu thấp gây ra lạm phát.

Hàn Quốc

Tuuli McCully, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Scotiabank cho biết, có thể Ngân hàng Hàn Quốc sẽ có một hành động bất ngờ mà không chờ đến cuộc họp dự kiến ​​diễn ra vào ngày 9/4 tới.

Trước đó, Ngân hàng Hàn Quốc đã ngay lập tức triệu tập một cuộc họp khẩn cấp chỉ một ngày sau khi Fed hạ lãi suất, nhưng lại gây thất vọng vì thiếu hành động quyết đoán. Kỳ vọng đang gia tăng về việc ngân hàng sẽ triệu tập một cuộc họp chính sách nằm ngoài kế hoạch trong tháng này để cắt giảm lãi suất, như đã từng làm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Malaysia

Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã hạ lãi suất hai lần trong năm nay - một động thái hiếm hoi và đi ngược lại xu hướng của BNM là tránh cắt giảm. Cuộc họp tiếp theo được dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/5 - muộn nhất trong số các ngân hàng trung ương trong khu vực.

Ngân hàng trung ương Malaysia đã không có bất kỳ động thái thay đổi lãi suất đột xuất nào kể từ năm 2009, nhưng vào tháng 11/2019 đã bất ngờ tuyên bố giảm tỷ lệ dự trữ. Việc giá dầu sụt giảm càng khiến ngân hàng có thêm động lực để đưa ra một chính sách lãi suất kịp thời.

Steve Cochrane, nhà phân tích kinh tế thị trường châu Á - Thái Bình Dương của Moody’s tại Singapore cho biết, Malaysia bị ảnh hưởng nhiều nhất với các tác động tiêu cực của giá năng lượng thấp do họ là nhà xuất khẩu ròng.

Tham khảo: Bloomberg

Các ngân hàng trung ương châu Á sẽ phối hợp cắt giảm lãi suất khẩn cấp? - Ảnh 2.

Thái Bích Phương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên