Các ngành học được trả lương cao nhất sau 5 năm ra trường, có thể kiếm 2 tỷ/năm dù chưa có kinh nghiệm: Bạn phải nắm bắt ngay!
Dưới đây là top 10 chuyên ngành đại học được trả lương cao nhất sau 5 năm ra trường.
- 02-03-2023Tranh cãi "ngành ngoại ngữ không cần học đại học mất công, chỉ học ở trung tâm rồi thi lấy chứng chỉ là có thể kiếm tiền"
- 23-02-2023Bài học từ chuyện ông lớn ngành thức ăn nhanh mất 1000 nghìn cửa hàng nhượng quyền vì thái độ
- 21-02-2023Để nghe nhạc không cần phụ đề, lương tháng "sương sương" 18-25 triệu: Học ngay ngành ngôn ngữ này!
Hiện nay, chúng ta đang nghe rất nhiều thông tin về cơn "bão sa thải" đang đổ bộ và càn quét đến thị trường lao động. Tuy nhiên, cơn bão này quét qua không chỉ mang theo những "tai ương" mà nó còn mở ra vô vàn cơ hội. Bởi gì thì gì, thị trường lao động giống như một đồng xu hai mặt: Số người bị sa thải lên tới khoảng 100.000 vào tháng 1/2023 - theo một báo cáo gần đây nhưng đồng thời, các công ty cũng đã tạo thêm 517.000 việc làm mới vào cùng tháng, gấp gần ba lần so với dự đoán của các nhà phân tích.
Những con số đó được rút ra từ một nghiên cứu của David Kelly - giám đốc chiến lược toàn cầu của J.P. Morgan Asset Management. Kelly gọi nó là "gia sản của sự kỳ lạ" mà đại dịch Covid-19 để lại cho nền kinh tế thế giới.
"Nó đã đảo lộn tất cả cuộc sống của chúng ta. Có những ngành nghề sở hữu nhu cầu vượt mức bất thường trong suốt năm ngoái và lan sang cả đến năm nay. Điều đó có nghĩa là rất khó để đánh giá xu hướng của thị trường lao động từ đây", David Kelly nói.
Ảnh minh họa: The New York Times
Kelly cho biết điều quan trọng là phải phân biệt giữa "thắt chặt" và "tăng cường" khi nói đến thị trường lao động. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - ông Jerome Powell, khi ông cho rằng thị trường lao động vẫn "cực kỳ thắt chặt" và "mất cân bằng".
Bỏ qua các tiêu cực, đại dịch đã tạo ra rất nhiều xu hướng mới như: làm việc tại nhà, làm việc kết hợp... Những xu hướng đó tiếp tục tạo ra hiệu ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, từ nhu cầu về xe cơ giới và không gian văn phòng cho đến việc chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn.
Vậy những công ty, ngành nghề nào vẫn đang có kế hoạch tuyển dụng lớn bất chấp "bão sa thải"?
- Boeing (hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới) đang có kế hoạch tuyển dụng 10.000 người trong lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật năm nay.
- Các hãng hàng không vẫn đang tranh giành để tìm kiếm phi công và rất nhiều sân bay đang tuyển dụng nhiều vị trí trong bối cảnh du lịch đang trên đà phục hồi.
- Chipotle (một thương hiệu thức ăn nhanh của Mỹ) đang có kế hoạch thuê 15.000 công nhân. Nhiều nhà hàng khác cũng đang tuyển dụng, chuẩn bị cho một mùa xuân bận rộn.
- Thợ điện, thợ sửa ống nước và các công ty điều hòa không khí đã phải vật lộn để giữ chân nhân viên.
"Rolling Recession" - suy thoái luân phiên
Nếu bạn đã từng trải qua tình trạng mất điện luân phiên, tức là điện bị ngắt trong một khoảng thời gian nhất định tại giờ cao điểm, bạn sẽ hiểu về thuật ngữ kinh tế "Rolling Recession" (suy thoái luân phiên). Cho những ai chưa biết, "Rolling Recession" là suy thoái luân phiên, hay suy thoái điều chỉnh luân phiên, xảy ra khi suy thoái chỉ ảnh hưởng đến một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế tại một thời điểm. Khi một lĩnh vực bước vào giai đoạn phục hồi, sự chậm lại sẽ "lăn" sang một lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Ảnh minh họa: The New York Times
Đối với những người tìm việc, điều đó có nghĩa là bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi tìm việc làm ở một số ngành nhất định khi thời kỳ "suy thoái luân phiên" diễn ra, trong khi sẽ dễ dàng có cơ hội với các ngành khác. Cụ thể, tìm kiếm việc làm ở những nơi như cơ quan quản lý hành chính, cơ sở giáo dục và dịch vụ tiêu dùng sẽ khó khăn hơn, nơi số lượng người nộp đơn ứng tuyển vượt chỉ tiêu tuyển dụng.
Nhưng những lĩnh vực có thể dễ dàng tìm được việc làm hơn bao gồm dầu khí và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, lĩnh vực nhà hàng - khách sạn cũng đang gặp phải tình trạng thiếu nhân sự đến mức nhiều nơi phải đề nghị tăng lương để thu hút người lao động.
Công việc liên quan đến kỹ thuật công nghệ vẫn luôn "hot"
Nếu chỉ theo dõi các tiêu đề như: Làn sóng sa thải tại Amazon, Google, Meta, Microsoft..., chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng hiện tại là thời điểm "khủng khiếp" để trở thành một nhân viên công nghệ. Trên thực tế, điều đó không đúng chút nào. Đây vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời để làm việc trong lĩnh vực tiềm năng này.
Các công việc trong lĩnh vực công nghệ được xếp hạng trong top những công việc tốt nhất năm 2023, theo trang web việc làm Truth.com như sau:
- Lập trình viên Full-stack.
- Kỹ sư dữ liệu.
- Kiến trúc sư kỹ thuật đám mây.
- Quản lý sản phẩm cao cấp.
- Nhà phát triển Back-end.
Thậm chí, gần một nửa (44%) trong số 25 công việc hàng đầu trong danh sách của Truth là công việc liên quan đến công nghệ kỹ thuật. Hơn nữa, tất cả các công việc trong danh sách đều trả lương cao vượt mức trung bình.
Ảnh minh họa: The New York Times
Điều đáng chú ý là "làm việc trong lĩnh vực công nghệ" không chỉ có nghĩa là làm việc cho các "ông lớn" công nghệ như Apple hay Amazon, mà tất cả các loại công ty như bán lẻ, tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp đều cần nhân viên công nghệ để xây dựng doanh nghiệp của họ. Thậm chí, điều này đã được Kelly chứng minh bằng câu nói: "Mọi công ty đều là công ty công nghệ".
Những công việc được trả lương cao nhất sau 5 năm ra trường
Danh sách các chuyên ngành đại học được trả lương cao nhất sau 5 năm ra trường có thể được tóm tắt trong một chữ: Kỹ thuật.
Theo một báo cáo gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố tính đến thời điểm 10/2/2023, 8 trong số 10 chuyên ngành đại học được trả lương cao nhất trong 5 năm sau khi tốt nghiệp đều là ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Kỹ thuật hóa học đứng ở vị trí số 1 với mức lương trung bình hàng năm là 75.000 đô la (hơn 1,7 tỷ đồng) ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Máy tính, hàng không vũ trụ và kỹ thuật điện cũng nằm trong top 5.
1. Kỹ sư hóa học - 75.000 đô la (hơn 1,77 tỷ đồng).
2. Kỹ thuật máy tính - 74.000 đô la (hơn 1,75 tỷ đồng).
3. Khoa học máy tính - 73.000 đô la (hơn 1,72 tỷ đồng).
4. Kỹ thuật hàng không vũ trụ - 72.000 đô la (hơn 1,7 tỷ đồng).
5. Kỹ thuật điện - 70.000 đô la (hơn 1,65 tỷ đồng).
6. Kỹ thuật công nghiệp - 70.000 đô la (hơn 1,65 tỷ đồng).
7. Kỹ sư cơ khí - 70.000 đô la (hơn 1,65 tỷ đồng).
8. Kỹ thuật Miscellaneous (đây là một danh mục chung cho các chuyên ngành kỹ thuật khác không được phân loại bởi Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia) - 68.000 đô la (hơn 1,6 tỷ đồng).
9. Phân tích kinh doanh - 66.000 đô la (hơn 1,56 tỷ đồng).
10. Kỹ thuật dân dụng - 65.000 đô la (hơn 1,53 tỷ đồng).
Ảnh minh họa: People Matters
Quay trở lại với Việt Nam, có rất nhiều trường hiện nay đã tuyển sinh và đào tạo các ngành thuộc top 10 lĩnh vực được trả lương cao nhất sau 5 năm ra trường. Chẳng hạn như Kỹ sư hóa học, một số trường đào tạo chuyên ngành này như: Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM)... Đây là ngành học có nhu cầu tuyển dụng cao và tỷ lệ thất nghiệp gần như bằng 0.
Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật điện, Khoa học máy tính cũng là những ngành nghề được các bạn trẻ tại Việt Nam quan tâm. Điểm chuẩn của các ngành này thường rất cao, một phần cho thấy xu hướng chọn ngành, chọn nghề của các bạn trẻ. Chẳng hạn như ngành Kỹ thuật máy tính. Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành này tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 là 21,9 điểm (Đánh giá tư duy). Còn tại trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), điểm chuẩn ngành này là 23,25 điểm (Đánh giá năng lực).
Ở Việt Nam cũng có trường đào tạo ngành/chuyên ngành liên quan đến Hàng không vũ trụ là Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) với ngành Công nghệ hàng không vũ trụ. Được biết, đây là chương trình đào tạo thí điểm của trường. Điểm chuẩn ngành này năm 2022 là 23 điểm.
Tổng hợp
Tổ quốc