MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nhà khoa học hàng đầu bàn về tương lai của AI và việc tạo ra sản phẩm AI thông minh tương đương con người

05-12-2024 - 10:10 AM | Kinh tế số

Trong phiên toạ đàm "Khoa học vì cuộc sống" có chủ đề "Triển khai AI trong thực tế" diễn ra chiều ngày 4/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học - Công nghệ VinFuture 2024, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đã đưa ra góc nhìn sâu sắc về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI).

Các nhà khoa học hàng đầu bàn về tương lai của AI và việc tạo ra sản phẩm AI thông minh tương đương con người- Ảnh 1.

Dưới sự chủ trì của TS. Xuedong Huang, Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Zoom, tọa đàm có sự tham gia của các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn trong ngành AI.

GS. Yann LeCun, giáo sư Đại học New York và Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, Hoa Kỳ, đã mở đầu cuộc thảo luận bằng việc trình bày về cách mở rộng quy mô của AI để tạo ra tác động thực tiễn.

Các nhà khoa học hàng đầu bàn về tương lai của AI và việc tạo ra sản phẩm AI thông minh tương đương con người- Ảnh 2.

GS Yann LeCun

Ông nhìn nhận rằng, mặc dù AI đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với trí tuệ của con người. Nhấn mạnh rằng AI sẽ còn tiến xa hơn nữa, GS. LeCun đã chỉ ra rằng việc tạo ra các sản phẩm AI thông minh tương đương con người là một lộ trình dài hơi, đầy thách thức nhưng cũng chứa đựng nhiều cơ hội.

Ông cho rằng, đó là cách tốt nhất để tương tác với máy và hiểu thế giới của chúng ta thông qua các mô hình học sâu và cách thức tiếp cận mới trong việc huấn luyện AI.

GS. Đỗ Ngọc Minh từ Đại học Illinois, đã chia sẻ quan điểm của mình về ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ông đã giới thiệu về dự án với Đại học Illinois, nhấn mạnh rằng AI có khả năng thích ứng với điều kiện địa phương và mang lại lợi ích cho cộng đồng trong thời kỳ dịch bệnh như Covid-19.

Các nhà khoa học hàng đầu bàn về tương lai của AI và việc tạo ra sản phẩm AI thông minh tương đương con người- Ảnh 3.

GS Đỗ Ngọc Minh

Minh chứng cho thấy là việc sử dụng công nghệ AI trong việc thu thập và phân tích dữ liệu y tế từ hàng trăm trung tâm y tế, cũng như trong việc giảm thiểu thời gian và sự đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Cũng chia sẻ tại tọa đàm, TS. Bùi Hải Hưng từ VinAI đã nói về sứ mệnh đưa AI đến với mọi người, với hai vấn đề cần giải quyết là khả năng tiếp cận và chi trả chi phí phù hợp. Song, ông cũng chỉ ra hai thách thức lớn là độ trễ và hiệu suất. Làm sao để cắt giảm chi phí để mô hình AI hiệu quả hơn, và hiện giờ, nhiều người vẫn có lo ngại về quyền riêng tư, khi họ phải chia sẻ lên cloud (đám mây), hay
các thông tin quan trọng cho ChatGPT…

Các nhà khoa học hàng đầu bàn về tương lai của AI và việc tạo ra sản phẩm AI thông minh tương đương con người- Ảnh 4.

TS. Bùi Hải Hưng

Ông đặt câu hỏi về sự bền vững của mô hình phát triển AI hiện tại, khi nguồn lực có hạn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra các mô hình AI hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.

"Cần có phương pháp đồng bộ để AI có thể hiểu được tất cả ngôn ngữ thế giới" - ông Hưng nhấn mạnh.

Cuộc thảo luận của các diễn giả cũng đã đề cập đến những lầm tưởng phổ biến về AI, đánh giá tác động xã hội của các mô hình AI lớn, và các chính sách cần thiết để quản lý và giảm thiểu rủi ro từ AI.

Với câu hỏi của TS Xuedong Huang về thách thức thực tế của mô hình ngôn ngữ lớn và AI, GS Đỗ Ngọc Minh nêu bật sự thiếu nguồn lực là thách thức lớn trong giảng dạy về AI, còn GS Yann Lecun bàn về các quan điểm trái chiều về AI, nhấn mạnh rằng AI sẽ không thay thế con người.

"Cần hiểu rằng, nếu có 1 thực thể thông minh hơn chúng ta không có nghĩa là mọi lĩnh vực mà chỉ ở 1 vài lĩnh vực thôi" - giáo sư nhấn mạnh.

Các nhà khoa học hàng đầu bàn về tương lai của AI và việc tạo ra sản phẩm AI thông minh tương đương con người- Ảnh 5.

GS Leslie Grabiel Valliant

"Chúng ta nắm rất rõ tiến trình phát triển của AI và công nghệ và chúng ta có thể thống nhất với nhau một điểm chung đó là tầm quan trọng và ý nghĩa của AI. KHCN là lĩnh vực rộng lớn cho nên sử
dụng AI như thế nào còn là vấn đề rất lớn, ta có thể sử dụng theo các cách khách nhau, nhưng phải thống nhất là thấy được tiềm năng của AI trong tương lai" - GS Leslie Grabiel Valliant Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture nói.

TS Bùi Hải Hưng chia sẻ: "Tôi đã làm việc với các đồng nghiệp và sinh viên trong nhiều năm về lĩnh vực AI. Đây là thời kỳ rất là đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có thể hiểu dc ngôn ngữ gần như con người. Khi ta nói với 1 người không cùng ngôn ngữ ta phải dùng rất nhiều cách, nhiều biểu cảm, chân tay, ký hiệu nhưng về ngôn ngữ thấu hiểu thì AI đã làm rất tốt".

"Chúng ta có thể tưởng tượng AI có lúc nào đó sẽ phát triển hơn nữa và tôi thấy người trẻ rất phấn khích khi thấy AI có thể làm dc nhiều hơn nữa trong tương lai. Và ta sẽ thấy sự tiến triển rất nhanh trong tương lai" - ông Hưng nói thêm.

Hà Vân

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên