MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nước EU tăng cường nhập khẩu LNG của Nga

05-11-2023 - 09:54 AM | Tài chính quốc tế

Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) neo đậu gần nhà máy LNG trên đảo Sakhalin, ngoại ô thị trấn Korsakov của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) neo đậu gần nhà máy LNG trên đảo Sakhalin, ngoại ô thị trấn Korsakov của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tây Ban Nha và Bỉ đã tăng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga lên 50% hàng năm.

Các nước EU tăng cường nhập khẩu LNG của Nga - Ảnh 1.

Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) neo đậu gần nhà máy LNG trên đảo Sakhalin, ngoại ô thị trấn Korsakov của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA), hai nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Tây Ban Nha và Bỉ đã tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga lên 50% vào năm 2023 so với năm ngoái.

Trong báo cáo vừa được công bố, tổ chức nghiên cứu này cho biết khoảng cách giữa công suất và nhu cầu LNG của EU tiếp tục nới rộng, thúc đẩy nhập khẩu từ Nga.

IEEFA lưu ý rằng hoạt động nhập khẩu LNG của Nga tại châu Âu từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay vẫn ổn định so với cùng kỳ năm 2022. Tổ chức này cho biết thêm rằng các kho cảng ở Bỉ và Pháp vẫn tiếp tục vận chuyển LNG từ dự án khai thác Yamal của Nga.

Theo đó, EU đã chi 41 tỷ euro để nhập khẩu LNG trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2023. Trong đó, Mỹ (17,2 tỷ euro), Nga (5,5 tỷ euro) và Qatar (5,4 tỷ euro) là những nước hưởng lợi lớn nhất.

Nhu cầu về khí đốt giảm đang thách thức quan điểm cho rằng châu Âu cần nhiều cơ sở hạ tầng LNG hơn để đạt được các mục tiêu an ninh năng lượng. Nhưng dữ liệu lại cho thấy điều ngược lại. Nhà phân tích Ana Maria Jaller-Makarewicz của IEEFA cho biết: “Bất chấp những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tiêu thụ khí đốt, các quốc gia ở châu Âu có nguy cơ phải phụ thuộc vào đường ống của Nga để lấy LNG. Điều đó càng khiến lục địa này phải đối mặt với giá cả biến động”.

Kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, EU đã cấm nhập khẩu dầu qua đường biển của Nga cũng như giảm đáng kể việc vận chuyển khí đốt qua đường ống từ Moskva. Tuy nhiên, mặt hàng LNG cho đến nay vẫn chưa bị cấm vận, bất chấp những lời kêu gọi liên tục từ một số quan chức EU.

Theo Đức Trí

Báo Tin tức

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên