Các nước láng giềng Ấn Độ căng mình chặn nguy cơ bùng dịch
Một số quốc gia láng giềng Ấn Độ đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số các mắc Covid-19, khiến họ đóng cửa biên giới và ban hành lệnh cấm đi lại với Ấn Độ.
- 29-04-2021Philippines có thể rơi vào tình cảnh tương tự Ấn Độ
- 28-04-2021Bác sĩ Ấn Độ kể về sự hoảng loạn giữa đại dịch Covid-19: Chẳng khác nào một cuộc chiến
- 28-04-2021"Phao cứu sinh" kịp thời đến Ấn Độ
- 28-04-2021Ổ dịch 'bay' từ Ấn Độ đến Hồng Kông: 52 người trên một chuyến bay mắc COVID-19
- 28-04-2021Lời khẩn cầu tuyệt vọng ở Ấn Độ: Bác sĩ có thể giúp cha tôi chết không đau đớn không?
Ấn Độ hiện đang có số ca mắc Covid-19 cao đột biến, với trung bình 1 triệu ca/3 ngày. Số người chết hàng ngày cũng đang ở mức cao kỷ lục. Hệ thống chăm sóc y tế của Ấn Độ gần như đã sụp đổ trong đợt bùng dịch này. Không chỉ bệnh viện, đến nhà xác và các địa điểm hỏa thiêu cũng hết chỗ. Oxy là thứ mặt hàng khan hiến nhất.
Làn sóng Covid-19 thứ 2 đang bùng lên khắp Ấn Độ và đe dọa cả những quốc gia láng giềng. Với đường biên giới trên bộ lớn với Pakistan, Nepal, Myanmar, Bhutan và Bangladesh, dịch bệnh có thể dễ dàng lây lan từ Ấn Độ sang các nước láng giềng khi đông đảo người dân vẫn qua lại mỗi ngày.
Dù đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhưng nhiều quốc gia láng giềng Ấn Độ vẫn phải đối mặt với tình trạng dịch bệnh tăng nhanh một cách kỷ lục. Nepal là một ví dụ. Họ đã ghi nhận những ca mắc Covid-19 từ chủng đang hoành hành ở Ấn Độ. Với cơ sở hạ tầng y tế hạn chế và khả năng tiếp cận các nguồn lực thấp, Nepal đang lo sợ họ không thể đối phó được với một đợt bùng phát như những gì đang tàn phá Ấn Độ.
Nepal, quốc gia giáp đông bắc Ấn Độ, có số ca mắc Covid-19 giảm vào tháng 2 với khoảng 50 đến 100 ca mắc mới được xác nhận mỗi ngày. Nhưng khi Ấn Độ bùng dịch vào tháng 4, số ca nhiễm hàng ngày của quốc gia này cũng lên tới con số hàng nghìn.
Bác sĩ Krishna Prasad Poudel, giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Nepal, cho biết số ca mắc tăng mạnh một phần do những người trở về từ Ấn Độ. Một số biến thể của Covid-19, bao gồm cả chủng ở Anh và Ấn Độ, đều được phát hiện trên các bệnh nhân Nepal. Các yếu tố khác dẫn tới dịch bệnh lây lan và việc tập trung đông trong các hoạt động cộng đồng, các lễ hội diễn ra khi không có những biện pháp giãn cách xã hội.
Trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Nepal đã ban hành lệnh phong tỏa một số địa phương trong 15 ngày. Các bệnh viện ở nước này cũng bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Nhiều bệnh viện đã không còn giường bệnh trống trong khi khí oxy cũng đang trở nên khan hiếm.
Bangladesh, quốc gia ở phía đông Ấn Độ, cũng có số ca mắc Covid-19 vượt xa trước đây. Tuy nhiên, số ca mắc đã giảm xuống và nhà chức trách đang áp dụng những biện pháp cứng rắn để dập dịch, bao gồm đình chỉ hoạt động vận tài bằng đường hàng không. Nước này cũng đã phong tỏa biên giới với Ấn Độ trong 2 tuần dù vẫn cho các hoạt động thương mại diễn ra.
Pakistan, một quốc gia láng giềng khác ở phía tây Ấn Độ, đang loay hoay tìm cách ngăn hệ thống y tế sụp đổ. Quốc gia này đang rơi vào tình trạng cạn kiệt khí oxy sau khi các ca bệnh tăng lên hồi đầu tháng 3 và bùng nổ cùng thời điểm với Ấn Độ.
Riêng hôm 27/4, Pakistan ghi nhận 201 người tử vong vì Covid-19, con số cao chưa từng có. 88.000 người vẫn đang dương tính. Bộ Y tế Pakistan cũng xác định những ca mắc mang chủng virus Ấn Độ. Họ đã đình chỉ mọi hoạt động đi lại với Ấn Độ kể từ ngày 19/4.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình hồi tuần trước, người đứng đầu Trung tâm Chỉ huy và Kiểm soát Quốc gia về Covid-19 cảnh báo Pakistan đã sử dụng hết 90% nguồn cung cấp khí oxy và đang phải đối mặt với tình huống "khẩn cấp". Họ đã kêu gọi quân đội hỗ trợ và ra lệnh đóng các cửa hàng, phòng tập thể dục và trường học. Người dân cũng không được phép tập trung đông người trong các nghi lễ tôn giáo.