Các thị trường mới nổi chịu tác động nặng nề nhất bởi những biến động ở Trung Quốc
Khoảng cách tiêm chủng gia tăng, những biến động ở Trung Quốc tạo gánh nặng tâm lý khiến thị trường mới nổi bị tụt lại phía sau trong năm 2021.
- 04-08-2021Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với thảm hoạ mới: Cảng lớn nhất nhì Trung Quốc bất ngờ dừng hoạt động
- 04-08-2021Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài: Hàng hóa tắc nghẽn, bị Amazon tấn công, châu Âu tăng thuế
- 04-08-2021Kinh tế Trung Quốc "trả giá đắt" vì đợt bùng phát của biến thể Delta
- 03-08-2021Là lĩnh vực không thể thiếu đối với học sinh, đây là nguyên nhân tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện cuộc trấn áp chưa từng có với ngành gia sư online
- 03-08-2021Gánh nặng vỡ nợ đè nặng trên vai, Trung Quốc cho ra mắt các quỹ 'giải cứu doanh nghiệp' ở khắp các địa phương
Việc Trung Quốc siết chặt quản lý lĩnh vực công nghệ vào thời điểm nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại đã khiến tăng trưởng ở các thị trường mới nổi tụt xuống mức thấp so với các nhóm khác. Sự lây lan của các biến thể Covid-19 cũng đang tạo thêm áp lực. Tiêm chủng ở nhóm nước này cũng tụt hậu so với Bắc Mỹ và châu Âu.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, việc đi lại được nối lại và tỷ lệ tiêm chủng đã gần đạt tới miễn dịch cộng đồng. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi vẫn đang phải vật lộn với dịch bệnh và tìm kiếm nguồn vắc xin để tiêm chủng cho người dân.
Andrew Sheets, chiến lược gia trưởng của Morgan Stanley, cho biết: "Chúng tôi nhận định các thị trường đã phát triển sẽ tiếp tục tăng trưởng trong phần còn lại của năm 2021. Tuy nhiên, các thị trường mới nổi phải đối mặt với nhiều áp lực hơn từ Covid-19 cũng như sự không chắc chắn về các biến thể mới do tỷ lệ tiêm chủng thấp".
MSCI Emerging Markets Index, với 1/3 tỷ trọng là các cổ phiếu Trung Quốc, đã rơi vào vùng tiêu cực hồi tuần trước. Trong khi đó, MSCI World Index (gồm cổ phiếu của các nền kinh tế phát triển) đã tăng khoảng 15% trong cùng giai đoạn.
Trong khi đó, chỉ số tiền tệ của các thị trường mới nổi đã giảm 1% so với đỉnh hồi tháng 6 trong khi đồng USD vẫn tiếp tục tăng, phản ánh một cơn gió ngược đối với các nước đang phát triển.
Thực trạng của các thị trường mới nổi hiện nay được bắt nguồn từ những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Thời điểm đó, các nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu nhạy cảm với nền kinh tế với hy vọng phục hồi hậu đại dịch. Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên phục hồi sau đại dịch.
Tuy nhiên, từ động lực, Trung Quốc biến thành trở lực khi ban bố hàng loạt các quy định nhằm kiểm soát sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các gã khổng lồ kinh tế. Sự bùng phát của biến thể Delta cũng khiến các nhà phân tích hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc khi rủi ro leo thang.
Biến thể Delta, với khả năng lây nhiễm cực mạnh, đã lan đến gần một nửa trong số 32 tỉnh của Trung Quốc trong chưa đầy 2 tuần. Ít nhất 46 thành phố của Trung Quốc đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trừ trường hợp cần thực sự cần thiết.
Patrik Schowitz, chiến lược gia của JPMorgan Asset Management cho biết những chính sách kiểm soát mạnh mẽ cùng đà suy yếu ở Trung Quốc đang tác động mạnh lên các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, dịch bệnh bùng phát càng làm mờ đi những triển vọng với khu vực này.
Với những gì đang xảy ra, sự bất cân bằng trong phân phối vắc xin lại một lần nữa được nhắc tới. Cũng bởi lý do này, Quỹ tiền tệ quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi xuống 6,3% từ mức 6,7%. Ngược lại, các nền kinh tế phát triển được nâng dự báo tăng trưởng lên 5,6%, tăng 0,5% so với dự báo trước đó.
Zijian Yang, chiến lược gia của Allianz Global Investors, nhấn mạnh khả năng tiếp cận với vắc xin cũng tác động trực tiếp tới tốc độ mở cửa trở lại ở các quốc gia. Đó chính là vấn đề quan trọng với các nhà đầu tư.