Các tổ chức dự báo nói gì về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019?
Nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như World Bank, ADB hay trong nước như NCIF đều cho rằng tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2020 sẽ từ 6,5% trở lên.
- 14-12-2018Doanh nghiệp Nhật Bản "hiến kế" để Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình
- 14-12-2018Thuế tài sản : Cần minh bạch chi để tạo đồng thuận thu
- 14-12-2018Bí ẩn 500 tỉ USD thâm hụt thương mại mỗi năm của nước Mỹ
- 13-12-2018TS. Lê Xuân Nghĩa: Ông Phạm Nhật Vượng nói rằng phải hỗ trợ startup, bởi nếu họ lớn chậm cũng là chết!
Trong ấn bản bổ sung cho Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2018 vừa phát hành, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) duy trì dự báo tăng trưởng cho khu vực ở mức 6% cho năm 2018 và 5,8% cho năm 2019.
Riêng với Việt Nam, ADB đưa ra hai con số cao hơn mặt bằng chung của khu vực là 6,9% cho năm nay và 6,8% cho năm 2019. Những con số này đã được ADB điều chỉnh giảm, bởi hồi đầu năm, ADB đã rất lạc quan khi đưa ra nhận định GDP Việt Nam thậm chí có thể đạt đến 7,1%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu Chính phủ đề ra.
Về tình hình kinh tế trong thời gian tới, ADB bày tỏ quan ngại đối với những rủi ro có thể đến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Ông Yasuyuki Sawada Trưởng Ban Kinh tế của ADB cho biết: "Thỏa thuận tạm ngừng nâng thuế quan thương mại giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là rất đáng hoan nghênh, song xung đột chưa được tháo gỡ vẫn là nguy cơ chính đối với triển vọng kinh tế của khu vực".
Nghiên cứu của World Bank cho rằng kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ được sự vững vàng dù có nhiều trở lực từ bên ngoài. Tuy nhiên, đi theo xu hướng chung của thế giới, tăng trưởng của nền kinh tế hơn 90 triệu dân sẽ giảm dần ở các năm 2019 – 2020.
Cụ thể, GDP 2018 được dự báo ở mức 6,8% nhưng sẽ giảm dần xuống mức 6,6% và 6,5% trong 2 năm tiếp theo.
Bên cạnh xu hướng giảm chung của thế giới cũng như bất ổn leo từ xung đột thương mại, World Bank cũng chỉ ra rằng những vấn đề nội tại như cải cách thể chế, DNNN và khu vực ngân hàng, nếu chậm lại, sẽ là rủi ro đe dọa đến viễn cảnh tăng trưởng và gia tăng nghĩa vụ cho khu vực công.
Khác với mức dự báo thấp của World Bank hay ADB, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra mức dự báo cao nhiều. Cụ thể, mức tăng trưởng theo NCIF sẽ trong khoảng 6,9 – 7,1% trong giai đoạn tiếp theo.
NCIF cho rằng nền kinh tế được hỗ trợ bởi 3 động lực bao gồm phát triển khu vực tư nhân, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh và việc phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động.
Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước cũng phải đối diện với một số thách thức. Đơn cử như tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền ở mức cao sẽ khiến kéo dài tiềm ẩn rủi ro về nợ quốc gia và mất ổn địn kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, tài chính quốc gia có độ mở cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế và câu chuyện tỷ lệ nợ công cao, nghĩa vụ trả nợ lớn cũng là những vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế được NCIF đặc biệt cảnh báo Chính phủ cần lưu tâm trong giai đoạn 2019 – 2020.