Các vận động viên Olympic thi nhau phá kỷ lục nhờ công nghệ đường chạy "trên mây" của Nhật Bản
"Cảm giác cứ như đang chạy trên mây", vận động viên người Mỹ Ronnie Baker chia sẻ.
- 05-08-2021Ai nói đàn ông ít tiêu xài? Đấng mày râu cũng có những chiếc 'mỏ' mà hễ đào là ra vàng vì những lý do này
- 05-08-2021Thành phố 24 triệu dân sắp thành nơi không thể sống nổi - tương lai u ám của cả thế giới nếu chúng ta không thay đổi
- 05-08-2021Túi bánh mì vừa mua về đã có một lát bị nấm mốc, bạn sẽ làm gì?
- 05-08-2021Món ăn giúp giảm cân nhanh và kéo dài tuổi thọ mà người Nhật ăn 3 bữa/ngày, người Việt Nam chắc sẽ bất ngờ vì nó vừa rẻ lại dễ kiếm
Cuối tuần trước, ba nữ vận động viên điền kinh người Jamaica đã thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới khi ẵm trọn cả bộ huy chương vàng, bạc và đồng ở cự ly chạy nước rút 100 m tại Olympic Tokyo.
Elaine Thompson-Herah, nữ vận động viên về nhất dành huy chương vàng thậm chí đã phá được kỷ lục Olympic tồn tại suốt 33 năm khi về đích với thành tích 10,61 giây. Kỷ lục trước đó 10,62 giây được vận động viên người Mỹ Griffith Joyner thiết lập từ Olympic Seoul năm 1988.
Nhiều người nói đùa rằng đây phải là giải chạy Jamaica mở rộng. Nhưng có một thực tế mà họ không biết, Thompson-Herah có lẽ sẽ không đạt được thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của mình nếu cô không đến Tokyo.
Đó là bởi góp phần vào sự thành công của cô ấy, không thể không kể đến công nghệ mặt đường chạy tiên tiến nhất mà nước chủ nhà đã áp dụng tại Olympic. Nó được gọi là MONDOTRACK WS, làm từ vật liệu cao su bán lưu hóa có khả năng kết dính, đàn hồi cao và bẫy một lớp không khí mỏng phía bên dưới.
Trong khi khả năng kết dính cũng làm tăng ma sát giữa đế giày vận động viên với đường chạy, lớp đệm không khí bên dưới có tác dụng trả lại lực đàn hồi và đẩy vận động viên tiến về phía trước.
Nhiều vận động viên đã phải ngạc nhiên khi chạy trên đường MONDOTRACK WS tại Olympic Nhật Bản. Họ cho biết với đường chạy này, nhiều kỷ lục cá nhân, kỷ lục Olympic và kỷ lục thế giới có thể bị phá vỡ.
"Cảm giác cứ như đang chạy trên mây"
Đó là lời chia sẻ của Ronnie Baker, vận động viên chạy nước rút 100 m người Mỹ khi cô chạy trên đường đua màu đỏ gạch được sản xuất bởi Mondo - công ty Nhật Bản này đã hoạt động từ năm 1948 và là nhà cung cấp vật liệu và thi công đường chạy cho 12 kỳ Thế vận hội.
Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2019, Mondo đã nhận nhiệm vụ thi công các đường chạy phục vụ Olympic Tokyo. Họ đã cải tiến đường chạy MONDOTRACK WS so với những cung đường 5 năm trước đó ở Thế vận hội Rio 2016.
Công ty cho biết các cải tiến này nhằm "tối đa hóa tốc độ của các vận động viên và cải thiện thành tích của họ". Cụ thể, họ đã sử dụng kết hợp rất nhiều công nghệ được cấp bằng sáng chế độc quyền cho đường chạy này.
Pháp luật và bạn đọc