Cách chi tiêu thông minh giúp cô gái từng không có 1 đồng tiền tiết kiệm mua được căn nhà đầu tiên của mình
Chuyện quản lý tài chính cá nhân cần chúng ta tỉnh táo để có góc nhìn đa chiều, từ đó tìm được giải pháp phù hợp cho bản thân.
- 31-12-2023Tôi bắt đầu tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sau tuổi 45 và kiểm soát chi tiêu của mình từ những khía cạnh này
- 31-12-2023Kinh doanh ở Đà Lạt 2023: Homestay không có khách trong cả tháng, có tiệm cắt giảm toàn bộ nhân viên để “sống sót”
- 31-12-2023Lễ hội múa gấu - phong tục đón năm mới đặc sắc của người Romania
* Bài viết là lời chia sẻ của cô gái người Trung Quốc, tên là Yang Yongling - 30 tuổi:
Kinh nghiệm của tôi có thể không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng bài viết này hy vọng sẽ giúp tất cả có thêm động lực trong việc tiết kiệm tiền. Tôi cũng mong rằng, qua những lần thành công (và cả thất bại) của mình, tôi có thể mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hữu ích. Để từ đó bạn có thể tìm ra một phương pháp quản lý tài chính phù hợp với chính mình, tích lũy sự giàu có.
Hãy nhớ, bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính thì mới có khả năng tích lũy được tài sản mình có 1 cách hiệu quả.
"Tôi đã từng tiêu xài hết số tiền kiếm được và hoàn toàn không có ý định quản lý tiền bạc"
Trước khi 30 tuổi, tôi thực sự không có khái niệm gì về quản lý tài chính, thậm chí tôi còn có chút coi thường những người phải học quản lý tài chính. Bây giờ nhìn lại, tôi cho rằng mình mới chính là người có nhiều lý do để phải học cách quản lý tài chính:
- Thứ nhất, tôi không có nhiều tiền, nhưng tôi không quá thiếu và không có áp lực tài chính;
- Thứ hai, tôi có khả năng kiếm tiền nhanh chóng nhưng lại không biết giữ tiền;
Trong một chu kỳ như vậy, tôi gần như không có tiền tiết kiệm trước tuổi 30, chứ đừng nói đến bất kỳ khoản đầu tư nào. Nhưng sau 30 tuổi, tâm lý tự nhiên sẽ trở nên thực tế hơn. Cùng lúc đó, một loạt thay đổi bắt đầu trong cuộc đời tôi, điều này cũng khiến tôi suy nghĩ nghiêm túc hơn về ý nghĩa của “đồng tiền”.
Một trong những thay đổi là tôi bắt đầu có mức lương tương đối cao và việc tiết kiệm tiền trở nên dễ dàng hơn trước. Thứ hai là tôi bắt đầu đảm nhận quản lý một khoản ngân sách lớn ở nơi làm việc và tôi thấy rằng mình thực sự làm khá tốt. Thậm chí tôi còn được sếp khen nên bắt đầu có hứng thú và tự tin trong việc “quản lý tiền bạc”. Ngoài ra, thời điểm đó các dịch vụ tài chính điện tử cũng bắt đầu nở rộ, tôi có thể sử dụng máy tính và điện thoại di động để tìm hiểu về các sản phẩm tài chính khác nhau do ngân hàng cung cấp, đặt lệnh trực tiếp và nhận được lợi nhuận ngay lập tức. Chuỗi thay đổi bên trong và bên ngoài này đã giúp tôi tiếp tục trưởng thành trên con đường “quản lý tài chính”, và tôi mất gần 10 năm mới mua được căn nhà đầu tiên.
Nên tiết kiệm tiền hay đầu tư cho bản thân?
Tôi hoàn toàn đồng ý với việc mọi người nên đầu tư cho bản thân trước. Trên thực tế, tôi cũng là người thực hành nhận định này.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần tiết kiệm chút nào nếu bạn có mức lương tháng chỉ ở mức trung bình. Tôi khuyên bạn nên cố gắng giữ lại từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt khẩn cấp (chi phí tối thiểu để tự trang trải cho bản thân).
Cảm giác an toàn cũng có thể khiến kế hoạch nghề nghiệp của bạn ổn định hơn, thay vì đưa ra lựa chọn sai lầm hoàn toàn chỉ vì bạn đang có quá ít tiền. Chỉ cần gửi số tiền này vào ngân hàng, đó phải là khoản tiền mà bạn có thể rút ra bất cứ lúc nào khi bạn cần gấp.
Mặt khác, nếu công việc của bạn có ít khả năng thăng tiến hoặc nếu thu nhập của bạn không những khó tăng mà còn có thể giảm theo thời gian (ví dụ: thời gian và nỗ lực thể chất được đổi lấy tiền lương), thì bạn có thể cần cân nhắc việc thay đổi nghề nghiệp, hoặc sử dụng những cách khác để tăng thêm thu nhập - thay vì lúc nào cũng dựa vào cùng một mức lương và hy vọng rằng mình sẽ luôn tìm được một sự ổn định.
Đầu tư vào chuyên môn và "tầm nhìn" của riêng bạn
Sau khi xác định được hoàn cảnh và mục tiêu hiện tại của mình, số tiền bạn dùng để “đầu tư vào bản thân” có thể được dùng vào những hoạt động thực sự có thể giúp bạn đào sâu lĩnh vực chuyên môn của mình.
Đầu tư trực tiếp nhất không gì khác hơn là "giáo dục". Cho dù đó là đạt được trình độ học vấn tốt hơn, lấy chứng chỉ chuyên môn, tham gia các khóa bồi dưỡng có liên quan, học ngoại ngữ hay mua sách, v.v. Nó có thể trở thành tấm vé để bạn bước sang giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp.
Ngoài ra, tôi nghĩ việc “đầu tư vào tầm nhìn của bản thân” cũng quan trọng không kém. Sau nhiều năm trải nghiệm, tôi nhận thấy rằng mấu chốt của sự cạnh tranh ở nơi làm việc thực chất nằm ở chỗ bạn có thể “nhìn thấy những vấn đề và điểm mù mà người khác không nhìn thấy”.
Và đó chính là việc đầu tư vào những lĩnh vực có cơ hội tốt hơn hoặc giúp ích cho công ty, để nhanh chóng chớp lấy thời cơ người khác bỏ qua. Tuy nhiên, loại năng lực này không thể học được chỉ bằng việc đến lớp mà cần phải được tích lũy từ từ thông qua trải nghiệm, trải nghiệm và quan sát cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc bổ sung thêm những kinh nghiệm sống quý giá là điều quan trọng.
Nếu tiền đề trên được đáp ứng, tôi nghĩ rằng ngay cả khi có áp lực tài chính, bạn vẫn nên đầu tư thời gian và tiền bạc một cách thích hợp vào việc nuôi dưỡng những sở thích, chuyên môn, đam mê và hoạt động xã hội của mình. Bởi vì điều này không chỉ rèn luyện khả năng tập trung và cống hiến của bạn mà còn mang lại cho bạn sự thỏa mãn về mặt tinh thần trong cuộc sống. Mặc dù những điều này sẽ không mang lại “lợi nhuận” ngay lập tức nhưng chúng có thể giúp bạn phát triển một cách tinh tế trong lĩnh vực chuyên môn.
Phụ nữ số