MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu nhập bình quân của Việt Nam hiện thay đổi ra sao?

Thu nhập bình quân của Việt Nam hiện thay đổi ra sao?

Năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 250 USD, xếp thứ 9/10 các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ trên Myanmar (90 USD). Trong khi đó, Singapore là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, đạt 23.630 USD.

Tuy nhiên, sang năm 1997, thu nhập bình quân của Việt Nam đã vượt qua Campuchia và xếp thứ 8/10 các quốc gia ở Đông Nam Á. Lúc này, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 330 USD, cao hơn Myanmar (130 USD) và Campuchia (320 USD).

Từ năm 1997-2021, thu nhập bình quân của Việt Nam đã vượt qua Myanmar, Campuchia và Lào, xếp thứ 7/10 các quốc gia ở Đông Nam Á.

Cụ thể, trong giai đoạn này, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 1.463 USD/năm, cao hơn gần 2,37 lần thu nhập bình quân của Myanmar (617 USD/năm), cao hơn 1,9 lần thu nhập bình quân của Campuchia (768 USD/năm) và cao hơn 1,25 lần so với thu nhập bình quân của Lào (1.171 USD).

Cách đây 26 năm, thu nhập bình quân của Việt Nam từng đứng 8/10 Đông Nam Á, thấp hơn Lào: Giờ đã thay đổi ra sao? - Ảnh 1.

Thu nhập bình quân đầu người các nước trong khối ASEAN giai đoạn 1995-2021. Nguồn: WB.

Trong năm 2021, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt 3.560 USD. Hiện nay, thu nhập bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines vẫn xếp trên Việt Nam. Thu nhập bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines đang gấp lần lượt là 18 lần; 8,85 lần; 3 lần; 2 lần; 1,16 lần và 1,02 lần so với thu nhập bình quân của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, sau 26 năm nỗ lực phát triển, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng từ 250 USD năm 1995 lên 3.560 USD năm 2021.

Cách đây 26 năm, thu nhập bình quân của Việt Nam từng đứng 8/10 Đông Nam Á, thấp hơn Lào: Giờ đã thay đổi ra sao? - Ảnh 2.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1995-2021. Nguồn: WB.

Sau 26 năm, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng hơn 14 lần, đây là mức tăng cao nhất trong khối ASEAN. Các quốc gia khác đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Myanmar (gấp 12,67 lần), Lào (gấp 7,2 lần), Campuchia (gấp 6,2 lần), Indonesia (gấp 4,18 lần), Philipines (gấp 3,14 lần), Singapore (gấp 2,71 lần), Malaysia (gấp 2,7 lần), Thái Lan (gấp 2,65 lần) và Brunei (gấp 2 lần).

Qua đó thấy được, Việt Nam đã tích cực phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam định hướng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái.

Cùng với đó, Việt Nam sẽ thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế.

https://cafef.vn/cach-day-26-nam-thu-nhap-binh-quan-cua-viet-nam-tung-dung-8-10-dong-nam-a-thap-hon-lao-gio-da-thay-doi-ra-sao-20220706155908481.chn

Minh Tiến

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên