Cách ly xã hội thực sự làm giảm khả năng lây nhiễm Covid-19 đến mức nào? Câu trả lời là rất nhiều, theo khoa học xác nhận
Cách ly xã hội được chứng minh là giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế sự lây lan của bất kỳ dịch bệnh nào, bao gồm cả Covid-19.
- 28-07-2020Chàng trai từ Đà Nẵng về Sài Gòn chủ động khai báo y tế: "Nếu có bệnh, người bị ảnh hưởng lớn nhất là người mình thương quý"
- 28-07-2020PGS TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: "Người dân cả nước không nên hoang mang, những người vừa trở về từ Đà Nẵng cần đặc biệt lưu ý điều này"
- 26-07-2020Toàn bộ học sinh Đà Nẵng thi tốt nghiệp THPT được rà soát sức khỏe, sẵn sàng bàn ghế giãn cách
Covid-19 - tai họa đáng sợ với cả thế giới lúc này đang có những diễn biến rất phức tạp. Nhưng khi quy đổi ra các chỉ số, giới khoa học biết rằng có một con số cần phải chú ý đến, vì nó ảnh hưởng đến việc virus lan rộng đến mức nào. Đó là chỉ số R - reproduction number, hay tạm dịch là "hệ số lây nhiễm".
Để hiểu một cách đơn giản, chỉ số R để biểu thị việc một người nhiễm có thể lây cho bao nhiêu người. Để kiểm soát thành công bất kỳ dịch bệnh nào, chỉ số R phải nhỏ hơn 1 - nghĩa là mỗi vật chủ lây nhiễm cho ít hơn 1 người. Có như vậy, con số nhiễm mới sẽ ngày càng giảm đi. Còn khi R lớn hơn 1, nó có nghĩa dịch bệnh đang lan ra với tốc độ nhanh, chưa thể kìm hãm.
Đó là nguyên tắc để khống chế một dịch bệnh, áp dụng cả cho Covid-19. Nhưng vấn đề là bằng cách nào? Chúng ta làm thế nào để biết đâu là phương pháp hiệu quả để kìm hãm Covid-19, cũng như thu bé được chỉ số R vẫn đang rất cao hiện nay?
Nghiên cứu mới đây từ các chuyên gia thuộc Bệnh viện Nhi Philadelphia (Hoa Kỳ) do bác sĩ David Rubin đứng đầu đã đưa ra được câu trả lời hết sức rõ ràng. Nghiên cứu dựa trên số liệu từ 211 hạt khắp đất nước, chiếm khoảng 54% dân số Hoa Kỳ. Và đáp án chính là: Cách ly/Giãn cách xã hội.
"Một cách hết sức rõ ràng, yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất trong mô hình của chúng tôi về vấn đề giảm sự lây lan chính là cách ly xã hội," - Rubin chia sẻ.
"Chúng ta phải chấp thuận các tiêu chuẩn quốc gia, từ việc đeo khẩu trang, giảm tụ tập đám đông, ngăn tiếp cận ở một số địa điểm như quán bar, nhà hàng... khi rủi ro dịch bệnh đang ở mức cao."
Rubin cho biết, các chuyên gia muốn tìm hiểu ở quy mô địa từng địa phương, rằng yếu tố nào sẽ gây ảnh hưởng đến chỉ số R nhiều nhất. Nghiên cứu xem xét dữ liệu trong giai đoạn 25/2 - 23/4 đã xác định được 3 yếu tố: cách ly xã hội, mật độ dân số, và nhiệt độ.
Với cách ly xã hội, mọi chuyện có lẽ quá rõ ràng. Chúng ta biết rằng cách ly xã hội có thể giảm được số ca lây nhiễm, do giới hạn được quá trình tiếp xúc của người nhiễm cho cộng đồng. Tương tự là mật độ dân số: càng đông, càng khó giãn cách, nghĩa là càng nhiều rủi ro lây lan. Tuy nhiên, mật độ dân số chỉ có ảnh hưởng ở mức độ thấp.
Riêng đối với khí hậu và nhiệt độ, ảnh hưởng của yếu tố này vẫn chưa rõ ràng. Việc nhiệt độ và độ ẩm gia tăng được cho là có thể ảnh hưởng đến tốc độ lây lan của virus, nhưng các bằng chứng vẫn chưa phải tuyệt đối.
Trung bình, các nhà nghiên cứu xác định rằng việc giảm lượng người tiếp cận các ngành kinh doanh không thiết yếu 50% cũng đồng thời khiến chỉ số R giảm tới 46%. Nếu lượng người tiếp cận giảm tới 75%, chỉ số R thậm chí còn giảm tới 60%.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận định hiệu quả của cách ly xã hội là lớn nhất trong cả 3 yếu tố chính. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây là kết luận dựa trên số liệu, nên vẫn chưa thể xác nhận tính hiệu quả trong thực tiễn.
"Số liệu của chúng tôi chỉ ra rằng nếu nước Mỹ chờ đợi thêm, tái mở cửa một cách chậm rãi, số ca nhiễm mới có thể đã giảm xuống giống như ở châu Âu và Canada," - Rubin nhận xét.
"Do dịch bệnh đang tiếp tục bùng nổ, chúng ta phải tuân thủ lệnh cách ly xã hội và đeo khẩu trang toàn dân, nhằm giành lấy quyền kiểm soát dịch bệnh này, và tránh một viễn cảnh đáng sợ hơn vào mùa đông."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA.
Nguồn: Science Alert
Pháp luật & Bạn đọc