Cách nào chặn triệt để tình trạng cuộc gọi rác, lừa đảo?
Để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân.
- 16-12-2023Lần đầu tiên, các nhà khoa học kết hợp AI để tạo ra 'máy tính sinh học'
- 16-12-2023Giải mã cách Trung Quốc vận hành “mê cung” khổng lồ sâu 22 mét, hơn 380km đường hầm
- 16-12-2023CEO Nvidia vừa đến Việt Nam gặp chuyện bi hài: Nhân viên công ty giờ quá giàu, đi làm toàn "ngồi chơi"
Với sự phát triển của dịch vụ viễn thông, bên cạnh các mặt tích cực cũng đã phát sinh các hành vi lợi dụng các ưu điểm (sự phổ cập, dễ tiếp cận, giá thành rẻ,…) để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (gọi rác, tin nhắn rác…), đây cũng là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Theo khảo sát của Công ty Hiya trong quý 3/2023, đã có hơn 6,55 tỷ cuộc gọi không mong muốn phát sinh, tương ứng 73 triệu cuộc/tháng.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê, 11 tháng qua có gần 16.000 phản ánh lừa đảo được gửi đến các hệ thống cảnh báo. Trong đó, có hơn 91% giả mạo lừa đảo liên quan đến tài chính ngân hàng.
Cuộc gọi rác đã trở thành vấn đề nhức nhối của ngành viễn thông, nhất là vào dịp cuối năm, các hình thức lừa đảo trực tuyến, nhất là qua cuộc gọi lừa đảo có xu hướng "nở rộ" hơn.
Đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân.
Trong thời gian qua, nhằm hạn chế tối đa tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, bên cạnh việc tăng cường quản lý SIM thuê bao di động, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (SIM rác), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp như: Tăng cường triển khai định danh cuộc gọi (voice brandname) cho các cơ quan nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiên phong triển khai từ tháng 10/2023; tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo...
Trên đà đó, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp như: Thúc đẩy tăng cường triển khai định danh cuộc gọi cho các cơ quan nhà nước. Hoàn thành chuẩn hoá thông tin thuê bao và xử lý cơ bản tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều SIM.
Mặt khác, phối hợp các cơ quan chức năng để có các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan. Bổ sung các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Ngọc Hân - Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia cho hay, sim rác gồm cả sim rác trong nước và sim rác ngoài nước.
Ông Hân phân tích, với sim rác ngoài nước, chủ yếu cuộc gọi này không phát sinh từ nước ngoài, mà lợi dụng các kẽ hở công nghệ, nghĩa là cuộc gọi này được gọi trong chính quốc gia bị làm phiền thông qua các nghiệp vụ can thiệp vào hệ thống Authentication của nhà mạng.
Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này, khi người dân bị làm phiền nhận được cuộc gọi có đầu số của nước khác, nhưng giọng nói thì hoàn toàn là giọng nói người Việt. Đối với trường hợp này, nguyên nhân chính là các kẽ hở công nghệ của nhà mạng bị khai thác. Ngoài bị làm phiền bằng cuộc gọi, các tin nhắn dạng SMS, tin brandname (tin nhắn thương hiệu) cũng được thực hiện bằng cách này.
Còn sim rác trong nước, chủ yếu đến từ việc kích hoạt các SIM không chính chủ. Theo đó, với cuộc gọi rác bằng số nước ngoài, các nhà mạng cần rà soát và chặn lỗ hổng từ mạng lõi. Việc này có thể yêu cầu các công ty cung cấp thiết bị mạng lõi tư vấn và hỗ trợ để đảm bảo việc chặn lỗ hổng được hiệu quả và thường xuyên cập nhật.
Với các hoạt động trong nước, nhà mạng cần thực hiện lọc các bất thường từ hoạt động gọi/nhắn tin của SIM. Việc này là gốc rễ và khá hiệu quả, hiện nay các nhà mạng cũng đã thực hiện rất tốt, do đó cần ưu tiên đẩy mạnh và quyết liệt.
"Một rào cản nữa, đó chính là các SIM rác phần lớn là các thuê bao trả trước, điểm khác biệt lớn nhất là chi phí duy trì thuê bao trả trước thấp. Do đó, nên chăng, nhà mạng cũng cần rà soát lại chính sách thông thường của 1 thuê bao" - ông Hân nêu.
Cụ thể, nếu các thuê bao chỉ dùng gọi qua OTT thì chỉ cung cấp gói data với số lượng tin nhắn SMS rất hữu hạn (vài tin/tháng) để cho họ nhận thức dịch vụ OTT (khi cần). Ngoài ra với các thuê bao trả trước bình thường, khuyến khích họ chuyển lên thuê bao trả sau với mức cước ưu đãi, sát với nhu cầu sử dụng hàng tháng của họ. Việc này còn quan trọng vì nhà mạng tăng được ARPU hàng tháng và giữ chân khách hàng.
Bên cạnh đó, về phía người dùng, đa số hiện nay đã sử dụng điện thoại thông minh, truyền thông, báo chí và mạng xã hội nên đẩy mạnh tuyên truyền về các tính năng chặn các cuộc gọi rác có trên điện thoại Android và iPhone. Ngoài ra, tuyên truyền để nâng cao kiến thức nhận biết các hành vi lừa đảo.
Công Thương