Cách tiết kiệm của cô gái công sở: Tự nấu ăn suốt 6 năm, đi làm chỉ uống nước lọc
Chuyện tiết kiệm chốn công sở luôn là bài toán có nhiều cách giải quyết hiệu quả.
- 08-09-20224 dấu hiệu cho thấy một người đã sẵn sàng để nghỉ hưu sớm
- 07-09-2022Người trẻ nghỉ việc, rút hết tiền bảo hiểm xã hội chi tiêu và lấy vốn kinh doanh
- 07-09-2022Tỷ phú có hàng nghìn tỷ đồng trong tay, bí quyết gói trọn trong 3 chữ
Với kinh nghiệm của 1 dân văn phòng chính hiệu, Mai Trang (27 tuổi, Hòa Bình), hiện tại đang làm thiết kế của 1 công ty du lịch nước ngoài cho biết: “Mình nghe nói dân văn phòng phải chi tiêu dữ lắm, lương chưa về đã phải phân bổ hết đồng này đồng kia. Tiền tiêu khi ở văn phòng đôi khi còn nhiều hơn cả lương tháng. Không biết đây có phải sự thật hay không? Chứ bản thân mình từ khi đi làm đến giờ, rất ít khi phải rơi vào hoàn cảnh chi tiêu như thế. Kể cả lúc là nhân viên mới với mức lương 8 triệu, hay bây giờ “lão luyện” hơn là vài chục triệu, mình vẫn có cuộc sống khá dễ thở.”
Mai Trang cũng cho biết, cô nàng có 1 số tips chi tiêu khá hay ho, nếu muốn bạn có thể áp dụng ngay mà chẳng cần chờ gì!
Chỉ uống nước lọc: Vừa tốt cho sức khỏe, lại tiết kiệm được 1 khoản lớn
Mai Trang cho biết, cô nàng không bao giờ gọi đồ uống ngoài từ khi bắt đầu đi làm.
“Mình không phải người hảo ngọt hay thích các đồ uống vị ngọt. Vì thế, nước lọc luôn là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, mình luôn cố gắng duy trì lối sống lành mạnh: Không đường, ít gia vị. Vậy nên những thức uống được bán ở ngoài và là món khoái khẩu của dân văn phòng như: cafe, trà sữa,... thì mình không ham.
Ảnh minh họa
Mình luôn có thói quen uống nước ép vào mỗi buổi sáng, và trong ngày thì là nước lọc. Việc chuẩn bị cho mình 1 ly nước ép vào mỗi buổi sáng không tốn quá nhiều thời gian, khá tiết kiệm , lại tốt cho sức khỏe. Mọi người hay so sánh kiểu: Tiền để mua máy ép, rồi nguyên liệu chuẩn bị thì cũng ngang ngửa với số tiền gọi 1 ly trà sữa mà? Có tiết kiệm hơn là bao đâu.
Nhưng không hề đâu nhé!
Mình đầu tư cho 1 chiếc máy ép chậm khoảng 2 triệu đồng. Tính ra thời gian sử dụng có thể lên tới 2 năm (hoặc hơn, nếu được bảo quản và giữ gìn kỹ). Tính trung bình ngày nào cũng sử dụng, thì giá trị chiếc máy được chia nhỏ thành 3k/ngày.
Buổi sáng, mình hay uống nước ép rau củ. Ví dụ, nếu mình uống nước ép cà rốt, táo, dền, thì tổng tiền nguyên liệu vào khoảng 15k/500ml. Trung bình mỗi cốc nước mình tự ép tự uống cũng chỉ giao động tầm 15-20k.
Vậy cũng chỉ tiêu hết 23k cho 1 cốc nước ép vừa ngon - bổ - rẻ thế này, thì gọi đồ uống ngoài làm gì nữa đâu.
Thời điểm mình làm việc tại công ty, kéo dài từ 9h-18h, và mình chỉ uống nước lọc. Không trà, không cafe, không trà sữa hay bất cứ đồ uống gọi ngoài nào khác.
Thứ nhất, là vì không tốt cho sức khỏe, quá nhiều đường và chất kích thích.
Thứ hai, là tốn tiền. Rất nhiều bạn bè của mình, họ đã chi tiêu khoảng 2-3 triệu/tháng chỉ để “trà chiều” và ăn nhẹ cùng đồng nghiệp.
Điều này, đối với nhiều người là niềm vui, là sự gắn kết cùng đồng nghiệp. Nhưng mình may mắn được làm việc ở môi trường, mọi người không can dự vào chuyện bạn ăn gì, uống gì, nên đây cũng là khoản chi tiêu giúp mình dễ thở hơn khi là 1 dân văn phòng chính hiệu.
Nấu ăn là cách tiết kiệm hiệu quả khiến nhiều người ngỡ ngàng
Mọi người hay bảo nhau, nấu ăn vừa mất thời gian chuẩn bị, đồ đạc lỉnh kỉnh mà cũng chẳng tiết kiệm hơn suất đồ ăn 40-50k là bao.
Điều này với mình không đúng! Chân lý với mình luôn là những bữa ăn tự chuẩn bị. Để kiểm chứng xem điều mình chia sẻ sau đây có đúng hay không, thì bạn hãy thử nhé. Đồ ăn ngoài có thể nhanh - gọn - lẹ, nhưng không hề tiết kiệm như bạn vẫn nghĩ đâu.
Ảnh minh họa
Mình không quá cầu kỳ trong chuyện ăn uống, chỉ cần ăn sạch là được. Việc tự nấu ăn mang đi làm với mình như mặt trời chân lý chiếu qua tim vậy đó. Mình hay chuẩn bị những bữa ăn đơn giản: salad trộn, trứng, các loại rau củ quả, ức gà,... đại loại là những món ăn rất dễ chuẩn bị, nguyên liệu lại rẻ và ngon. Những món phức tạp hơn 1 chút thì có thể chuẩn bị từ tối hôm trước. Và suất cho 1 người ăn, đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Ngon - Sạch - Tiết kiệm, chỉ rơi vào mức 20-25k/bữa. Với mình, điều này hoàn toàn khả thi, và mình đã thực hiện nó trong suốt 6-7 năm đi làm văn phòng.
Ở Việt Nam, có rất nhiều thời điểm lạm phát khiến cho bữa cơm văn phòng gọi ngoài cứ tăng rồi giảm, số tiền bỏ ra cho 1 suất ăn ít nhất phải dao động từ 35-50k/suất. Và thậm chí là cao hơn nữa nếu như bạn muốn ăn ngon ở đất Hà Nội. Vậy nên, việc nấu ăn khiến mình tiết kiệm được 1 khoản kha khá.
Dậy sớm nấu ăn cũng rất vui, tốt cho sức khỏe, lại không hại môi trường bằng những túi nilon, bát nhựa, hộp này hộp kia,...
Chuyển công ty là chuyển trọ: Tuy hơi cực nhưng có nhiều lợi ích
Nghe đến việc chuyển trọ, chắc mọi người nghĩ mệt mỏi, lại còn rất vất vả. Mình cũng đã từng nghĩ như thế, cũng rất lười chuyển trọ. Mỗi lần tìm phòng trọ, lỉnh kỉnh chuyển đồ lại khiến mình mệt mỏi. Nhưng sau 1 lần, mình đổi công ty sang 1 chỗ cách nhà hơn cả chục cây số, cụ thể là mình trọ ở Mỹ Đình nhưng công ty lại tận Hàng Bài. Mỗi lần vượt qua mấy chặng đường tắc ở thủ đô, đến nơi là đã không có sức để làm việc.
Thời gian đó kéo dài khoảng 3 tháng, thường xuyên đi muộn nên bị nhắc nhở nhiều, còn bị trừ tiền thưởng cuối năm vì việc chuyên cần. Quan trọng hơn là tinh thần làm việc không ổn định, tiền xăng xe lại ngốn gần cả triệu.
Ảnh minh họa
Khi đó, cũng có quyết định gắn bó lâu dài với công ty, thế là mình chuyển thẳng trọ lên gần đất ở. Mấy ngày đầu có vất vả hơn đôi chút, nhưng thời gian sau lại dễ thở hơn rất nhiều. Mình thoải mái hơn với thời gian biểu buổi sáng và tối, đi lại thuận tiện hơn và tiền xăng xe tiết kiệm được hơn 1 nửa. Dần già, việc chuyển trọ lên gần công ty cũng là một trong những điều mình lựa chọn khi phải đổi công tác sang nơi khác.
Chỉ 3 điều nhỏ nhặt thế thôi, nhưng giúp cho những ngày tháng làm dân văn phòng của mình trở nên dễ thở hơn rất nhiều!
Cảm ơn nhân vật vì những chia sẻ!
Phụ nữ Việt Nam