MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách tiêu tiền của cô gái lương 9 triệu, sống ở Sài Gòn: Vẫn có tiền đi du lịch, mua quà biếu bố mẹ, có luôn sổ tiết kiệm nho nhỏ!

21-10-2024 - 21:31 PM | Sống

Dù lương tháng khá eo hẹp so với mức sống tại một thành phố đắt đỏ như Sài Gòn, nhưng Lan Anh vẫn dư dả chi tiêu, tận hưởng cuộc sống trẻ trung, sôi nổi và còn có thể tiết kiệm, mua quà biếu bố mẹ.

Lương thấp nhưng vẫn sống khoẻ

Vừa mới tốt nghiệp đại học được một năm, nhưng Lan Anh, cô gái 23 tuổi quê Bến Tre đã khéo léo thu vén cuộc sống tại Sài Gòn với mức lương chỉ 9 triệu đồng mà vẫn đảm bảo đủ các tiêu chí: vui, khoẻ và tiết kiệm. Không chỉ biết cách chi tiêu, Lan Anh đã biến việc quản lý tài chính thành một nghệ thuật để tạo dựng phong cách sống phong phú và ý nghĩa.

Cách tiêu tiền của cô gái lương 9 triệu, sống ở Sài Gòn: Vẫn có tiền đi du lịch, mua quà biếu bố mẹ, có luôn sổ tiết kiệm nho nhỏ!- Ảnh 1.

Chi tiêu có kế hoạch và kỉ luật sẽ giúp bạn có cuộc sống ổn định và an tâm hơn

Tiết lộ bí quyết của mình, Lan Anh cho biết, hàng tháng, cô dành khoảng 3 triệu đồng cho việc ăn uống, chủ yếu là tự nấu tại nhà với ngân sách khoảng 2,5 triệu đồng. Những bữa ăn tự tay chuẩn bị không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn mang đến niềm vui và thư giãn trong việc nấu nướng. Thỉnh thoảng, để tự thưởng cho bản thân và tụ họp giao lưu với bạn bè, cô sẽ ghé qua các quán ăn hoặc quán cà phê yêu thích với chi phí khoảng 500.000đ.

Sống ở thành phố vào loại đắt đỏ nhất cả nước, chi phí thuê trọ của Lan Anh là 5,7 triệu đồng/tháng. Nhưng nhờ chia sẻ không gian với ba người bạn khác, cô đã tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ. Tính cả chi phí điện, nước sinh hoạt, mỗi tháng, Lan Anh chỉ phải tốn 1,8 triệu đồng. Đây là một con số quá hợp lý so với một sinh viên vừa ra trường.

Về các khoản chi tiêu lặt vặt, Lan Anh kể, cô dành 500.000đ cho xăng xe, 800.000đ để luyện tập yoga sau giờ làm và 1 triệu đồng để mua sắm cá nhân (quần áo, mỹ phẩm…) hoặc đề phòng cho các vấn đề phát sinh như máy tính cần sửa chữa. Để cuộc sống thêm sắc màu, Lan Anh cũng không ngần ngại dành hẳn 1 triệu đồng cho các chuyến du lịch hoặc mua các khoá học phát triển bản thân mà cô yêu thích…

Cách tiêu tiền của cô gái lương 9 triệu, sống ở Sài Gòn: Vẫn có tiền đi du lịch, mua quà biếu bố mẹ, có luôn sổ tiết kiệm nho nhỏ!- Ảnh 2.

Đồng lương dù eo hẹp nhưng bạn vẫn có thể sống thoải mái nếu biết thu xếp khéo léo

Như vậy, tổng chi mỗi tháng của Lan Anh chỉ vào hoảng 7,1 triệu đồng. So với mức lương 9 triệu đồng/tháng, cô vẫn tiết kiệm được 1,9 triệu đồng. "Dù khoản tiền này khá là nhỏ, nhưng nếu mỗi tháng đều để ra được 1,9 triệu đồng thì sau một năm mình cũng có một khoản tích trữ nho nhỏ để phòng trừ cho những việc đột xuất. Vài tháng về thăm quê, mình cũng có tiền mua quà cho ba má nữa" – Lan Anh vui vẻ cho biết.

Với cách chi tiêu này, Lan Anh không chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể tiết kiệm một khoản để mua quà cho bố mẹ và tích lũy. Cô đã chứng minh rằng sống trọn vẹn không nhất thiết phải tiêu tốn quá nhiều tiền, mà chỉ cần biết cách sắp xếp và tận hưởng theo cách riêng của mình.

Chi tiêu có kỷ luật là chìa khoá vàng để có tài chính cá nhân vững chắc

Theo các chuyên gia tài chính, việc quản lý chi tiêu hợp lý không chỉ giúp cá nhân duy trì ổn định tài chính mà còn tạo ra một lối sống tích cực. Họ nhấn mạnh rằng việc lập kế hoạch ngân sách là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bằng cách phân chia thu nhập thành các khoản như ăn uống, thuê nhà, chi phí sinh hoạt và tiết kiệm, mỗi cá nhân có thể kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu của mình.

Cách tiêu tiền của cô gái lương 9 triệu, sống ở Sài Gòn: Vẫn có tiền đi du lịch, mua quà biếu bố mẹ, có luôn sổ tiết kiệm nho nhỏ!- Ảnh 3.

Quản lý chi tiêu không chỉ là kỹ năng mà còn là nghệ thuật sống

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị việc theo dõi chi tiêu hàng tháng để nhận diện những khoản không cần thiết. Việc này không chỉ giúp phát hiện những thói quen tiêu dùng xấu mà còn tạo cơ hội điều chỉnh kịp thời. Họ cũng lưu ý rằng việc tự nấu ăn thay vì ăn ngoài có thể tiết kiệm đáng kể chi phí, đồng thời mang lại lợi ích sức khỏe.

Một điểm quan trọng khác là việc tạo quỹ tiết kiệm. Các chuyên gia khuyên nên dành ít nhất 10-20% thu nhập hàng tháng cho quỹ này. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn tài chính trong trường hợp khẩn cấp mà còn tạo nền tảng cho các kế hoạch đầu tư trong tương lai.

Cuối cùng, việc học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong quản lý tài chính cũng rất cần thiết. Các chuyên gia khuyến khích bạn nên tham gia các khóa học hoặc hội thảo về tài chính cá nhân để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết. Tóm lại, việc quản lý chi tiêu không chỉ là một kỹ năng mà còn là một nghệ thuật sống, giúp mỗi người đạt được sự tự do tài chính và cuộc sống viên mãn hơn.

Theo Trang Đào

Thanh niên Việt

Trở lên trên