Cái bắt tay giữa 2 người lạ giúp 10.000 trái tim trẻ em Việt Nam “không còn lỗi nhịp”
Cách đây 17 năm, một chương trình hỗ trợ mổ tim cho trẻ em Việt Nam đã ra đời sau cuộc gặp gỡ định mệnh của 2 người lạ nhưng có chung sự quan tâm tới sức khỏe và tương lai những đứa trẻ sinh ra với căn bệnh tim bẩm sinh trên dải đất hình chữ S.
- 07-06-20236 triệu trẻ em miền quê Trung Quốc bị bỏ lại với cơn nghiện smartphone
- 22-05-2023Hàn Quốc và chính sách cấm trẻ em ở nơi công cộng
- 12-05-2023Để có bữa ăn “ngon, bổ, rẻ”, người trưởng thành Trung Quốc sẵn sàng ngồi vào bàn dành cho trẻ em
- 24-04-2023Ô nhiễm không khí khiến 1.200 trẻ em ở châu Âu thiệt mạng mỗi năm
Mắc bệnh tim bẩm sinh, những đứa trẻ kém may mắn dường như mang trên mình một “án tử treo”. Ngoài những đau đớn về thể Mắc bệnh tim bẩm sinh, những đứa trẻ kém may mắn dường như mang trên mình một “án tử treo”. Ngoài những đau đớn về thể xác, kéo dài suốt những năm tháng tuổi thơ, hầu hết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ tử vong ở độ tuổi vị thành niên hoặc sớm hơn nếu không được chữa trị. Trong khi đó, mổ tim thường rất tốn kém và đó là gánh nặng khổng lồ, đặc biệt với các gia đình có hoản cảnh khó khăn.
Như một sự tình cờ định mệnh, ông Don Lam và bà Robin King Austin – hai đồng sáng lập Tổ chức VinaCapital Foundation – gặp nhau khi cùng quan tâm tới tình trạng bệnh tim bẩm sinh của trẻ em Việt Nam trong những năm đầu thập niên 2000. Trải qua 17 năm, chương trình Nhịp tim Việt Nam mà VinaCapital Foundation thúc đẩy đã giúp 10.000 trái tim lỗi nhịp của trẻ em Việt Nam đã được trao cơ hội mới…
- Có điều gì đặc biệt đằng sau sự ra đời của chương trình Nhịp tim Việt Nam hay không thưa ông?
Ông Rad Kivette – Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation: Đó là câu chuyện của gần 2 thập kỷ trước. Sau khi cùng chồng chuyển từ Mỹ tới Việt Nam vào năm 2004, bà Robin King Austin – một người Mỹ - đã bắt đầu gây quỹ để tài trợ cho các ca phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh trên dải đất hình chữ S. Bà Austin trước đây làm việc trong lĩnh vực y tế.
Cũng trong giai đoạn này, ông Don Lam – một người Canada gốc Việt đang làm trong ngành tài chính ở Việt Nam – đã gặp và chia sẻ sự quan tâm về tình trạng mắc bệnh tim bẩm sinh của trẻ em Việt Nam với bà Austin. Từ những người chưa hề quen biết, hai người đã quyết định sáng lập VinaCapital Foundation (VCF) vào năm 2006. Tổ chức này tập trung hỗ trợ trẻ em mắc bệnh tim có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam.
- Tại sao VinaCapital Foundation (VCF) lựa chọn hỗ trợ trẻ em mắc dị tật tim bẩm sinh mà không phải căn bệnh nào khác?
Các thống kê cho thấy trẻ em khi vừa lọt lòng mẹ mà chẳng may mắc bệnh tim bẩm sinh thì sẽ phải chịu nhiều đau đớn và phải đối mặt với nguy cơ tử vong. 85% các em mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ qua đời ở độ tuổi vị thành niên hoặc thậm chí sớm hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
Ngoài những đau đớn về thể xác cũng như áp lực tinh thần đối với các em và phụ huynh, gánh nặng tài chính càng khiến mong ước thoát nghèo của họ gần như vô vọng. Họ phải dồn toàn lực để duy trì sự sống cho đứa trẻ ốm yếu.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của các gia đình, chúng tôi đã chọn bệnh tim bẩm sinh làm trọng tâm cho chương trình Nhịp tim Việt Nam. Không chỉ cam kết gây quỹ điều trị cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ngay từ giai đoạn đầu, chúng tôi đã hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống y tế để thực hiện các ca phẫu thuật tim nhi khoa.
Ngày 1/6 vừa qua, chúng tôi đã kỷ niệm mốc hỗ trợ 10.000 em nhỏ mổ tim. Giờ đây, nhìn những đứa trẻ từng ốm đau, bệnh tật lớn lên khỏe mạnh là điều kiến tôi hạnh phúc và tự hào.
Nối tiếp những thành tựu đã đạt được, chúng tôi còn có 80-100 chuyến khám sàng lọc mỗi năm, với hơn 325.000 trẻ em ở vùng sâu vùng xa được thăm khám. Các bác sĩ nhận thấy rằng có khoảng 1%-5% trẻ em ở Việt Nam chưa được khám tầm soát bệnh tim, nghĩa là còn hàng nghìn em nhỏ mắc bệnh mà các bác sĩ chưa tiếp cận được. Vì thế, chúng tôi còn cả một chặng đường dài phía trước và hướng đến dấu mốc tiếp theo là cứu chữa 20.000 trái tim bé nhỏ.
- Cá nhân ông đánh giá chương trình này đã giúp ích như thế nào cho cuộc sống của những em nhỏ được hỗ trợ mổ tim. Có trường hợp trẻ em được hỗ trợ mổ tim nào khiến ông ấn tượng nhất?
Với hàng nghìn ca phẫu thuật, mỗi trường hợp lại là một câu chuyện đặc biệt khác nhau. Nhưng tôi nhớ nhất là em bé Cẩm Dung quê ở Quảng Nam. Em là bệnh nhi đầu tiên được hỗ trợ mổ tim. Sau ca phẫu thuật thành công gần hai thập kỷ trước, hiện Dung đã trưởng thành, lập gia đình và có hai đứa con khoẻ mạnh.
Một trường hợp khác tôi muốn nhắc đến đó là em bé thứ 10.000 của Nhịp tim Việt Nam. Em Văn Vinh là người dân tộc Ba Na sống ở Bình Định. Cha mẹ của Vinh đều không ngờ rằng đứa con trai 13 tuổi của mình lớn lên với một trái tim không khoẻ mạnh. Song, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ Vinh không thể lo liệu chi phí chữa bệnh cho em.
Hoạt động khám sàng lọc của VCF đã tìm ra Vinh và đưa em đến với Nhịp tim Việt Nam. Ngay lập tức, gia đình em được hướng dẫn làm hồ sơ nhận tài trợ và chuẩn bị cho ca phẫu thuật tim của em tại Đà Nẵng. Giờ đây, Vinh đã có một trái tim khoẻ mạnh để hiện thực hoá ước mơ làm ca sĩ của mình.
Câu chuyện của Dung và Vinh cũng như hàng nghìn em nhỏ khác lớn lên khoẻ mạnh đã trở thành nguồn động lực cho Nhịp tim Việt Nam. Với sức mạnh to lớn ấy, chúng tôi tiếp tục nỗ lực không ngừng để giúp các em nhỏ và gia đình được chăm sóc y tế và có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Ông đánh giá ra sao về sự chung tay của các tổ chức, cá nhân khác với chương trình Nhịp tim Việt Nam? Những sự đóng góp đó tạo ra tác động như thế nào?
Tôi nghĩ rằng "đón nhận" là từ phù hợp nhất để diễn tả sự ủng hộ từ hàng triệu con người biết đến chương trình này. Còn gì tuyệt vời hơn khi việc chữa lành trái tim cho các em nhỏ sẽ mang lại tương lai cho chính các em và toàn xã hội.
Nhịp tim Việt Nam sẽ không đạt được dấu mốc 10.000 trái tim nếu không có sự chung tay góp sức từ chính quyền 63 tỉnh thành Việt Nam, các nhà tài trợ, các chuyên gia và cộng đồng y tế, các đối tác song phương và đa phương cùng chính phủ nhiều quốc gia khác.
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy 68% các gia đình được chương trình hỗ trợ đã thoát nghèo. Đây là một sự thay đổi ngoạn mục về mặt kinh tế. Họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào phúc lợi xã hội mà trở thành một gia đình có công ăn việc làm, có thu nhập và đóng góp cho cộng đồng.
Tính toàn diện của chương trình và cam kết sử dụng 100% số tiền quyên góp cho đối tượng thụ hưởng khiến các đối tác tin tưởng khi đồng hành cùng Nhịp tim Việt Nam. Tính toàn diện mà tôi đề cập đến ở đây là chương trình không chỉ thực hiện phẫu thuật, mà còn hỗ trợ chăm sóc tiền và hậu phẫu, cung cấp gói trợ cấp gia đình và học bổng đến trường cho các em.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến ông Don Lam và VinaCapital khi tài trợ toàn bộ chi phí hoạt động của VCF để chúng tôi có thể hiện thực hoá mọi cam kết của mình. Hàng năm, chi phí hoạt động của chương trình chiếm hơn 90% số tiền quyên góp.
- Với những thành tựu đã đạt được, VCF đang có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng của mình ra sao?
Trong quá trình phát triển, VCF và Nhịp tim Việt Nam nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đứa trẻ ốm yếu với khả năng tham gia đóng góp cho cộng đồng của người mẹ. Khi con bị bệnh, các bà mẹ sẽ phải ở nhà để chăm sóc và không thể đi làm. Nguồn thu nhập chính bị thiếu hụt, các gia đình lại càng khó thoát nghèo.
Do đó, tất cả các chương trình VCF triển khai đều trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái. Mục tiêu cuối cùng là gỡ bỏ những rào cản kinh tế xã hội ngăn họ tham gia vào tiến trình phát triển xã hội.
Hơn 17 năm qua, các chương trình phát triển bền vững của VCF như Nâng niu Sự sống, Nâng cao Năng lực y tế, Yêu thương Nâng bước, Mở đường đến Tương lai… đã mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 500.000 người và hàng triệu người khác trên khắp tỉnh thành được hưởng lợi gián tiếp.
Tại những nơi mà VCF góp sức, mọi thứ tiến bộ một cách đáng kinh ngạc so với 10-20 năm trước. Bạo lực gia đình, tỉ lệ tử vong của mẹ và trẻ, tỉ lệ học sinh bỏ học và nhiều vấn nạn khác đang giảm dần. Số trẻ em gái dân tộc đi học, thu nhập của người dân hay GDP ngày càng tăng. Nhiều vấn đề đã được giải quyết, nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
- Đổi lại, các hoạt động xã hội mang lại giá trị gì cho cho VCF?
Bản chất của việc phát triển bền vững là không ngừng đánh giá đâu là giá trị cốt lỗi. Đó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chúng tôi luôn đảm bảo sao cho các giá trị ấy nhất quán với những gì quốc tế công nhận, đồng thời phù hợp với mục tiêu mà chính phủ Việt Nam hướng tới.
Chúng tôi tập trung vào các giá trị toàn cầu như sức khỏe, xóa nghèo, xoá đói, giáo dục chất lượng, bình đẳng giới, nước sạch, công việc tốt và nhiều hơn nữa. Mối quan hệ cộng tác với chính phủ tạo tiền đề cho các giá trị này được thể hiện rõ nét trong mục tiêu hoạt động của tổ chức.
Là một tổ chức phi lợi nhuận và vận hành bằng hình thức tài trợ từ cộng đồng nên VCF còn cần chú trọng thêm đến giá trị tín nhiệm của công chúng và đối tác, bao gồm cả chính phủ.
- Trên quan điểm của “người trong cuộc”, ông thấy các hoạt động thiện nguyện hay gặp phải những thách thức gì và làm sao để vượt qua thách thức ấy?
Thách thức lớn nhất đối với VCF là gây quỹ để nhân rộng các chương trình được minh chứng thực tế là hiệu quả. Chúng tôi thiếu nguồn kinh phí để tiếp cận, hỗ trợ và thay đổi cuộc sống của những cộng đồng đang cần được giúp đỡ.
Ngoài ra, chúng tôi còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp về nguồn nhân lực có chuyên môn. Vì thường những người có chuyên môn cao sẽ ứng tuyển vào các vị trí đãi ngộ tốt ở các công ty.
Thêm vào đó, các nhân viên của VCF cũng như các nhân viên khác làm việc trong lĩnh vực y tế sẽ phải đối diện với thử thách tâm lý, trong trường hợp bệnh nhi không qua khỏi. Điều này không hẳn ai cũng làm được.
Mặc dù trong thời kỳ đại dịch và suy thoái kinh tế nhưng VCF vẫn nhận được những nguồn tài trợ quý báu từ các đối tác tin cậy, nhờ đó mà các chương trình vẫn được triển khai hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực làm tốt các chương trình cũ và thực hiện thêm các chương trình mới để hỗ trợ thiết thực cho người cần giúp đỡ như các bệnh nhi, người lớn tuổi, các y bác sĩ, hay trẻ em mồ côi hậu Covid-19., kéo dài suốt những năm tháng tuổi thơ, hầu hết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ tử vong ở độ tuổi vị thành niên hoặc sớm hơn nếu không được chữa trị. Trong khi đó, mổ tim thường rất tốn kém và đó là gánh nặng khổng lồ, đặc biệt với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Như một sự tình cờ định mệnh, ông Don Lam và bà Robin King Austin – hai đồng sáng lập quỹ VinaCapital Foundation – gặp nhau khi cùng quan tâm tới tình trạng bệnh tim bẩm sinh của trẻ em Việt Nam trong những năm đầu thập niên 2000. Trải qua 17 năm, chương trình Nhịp tim Việt Nam mà VinaCapital Foundation thúc đẩy đã giúp 10.000 trái tim lỗi nhịp của trẻ em Việt Nam đã được trao cơ hội mới…
- Có điều gì đặc biệt đằng sau sự ra đời của chương trình Nhịp tim Việt Nam hay không thưa ông?
Ông Rad Kivette – Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation: Đó là câu chuyện của gần 2 thập kỷ trước. Sau khi cùng chồng chuyển từ Mỹ tới Việt Nam vào năm 2004, bà Robin King Austin – một người Mỹ - đã bắt đầu gây quỹ để tài trợ cho các ca phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh trên dải đất hình chữ S. Bà Austin trước đây làm việc trong lĩnh vực y tế.
Cũng trong giai đoạn này, ông Don Lam – một người Canada gốc Việt đang làm trong ngành tài chính ở Việt Nam – đã gặp và chia sẻ sự quan tâm về tình trạng mắc bệnh tim bẩm sinh của trẻ em Việt Nam với bà Austin. Từ những người chưa hề quen biết, hai người đã quyết định sáng lập VinaCapital Foundation (VCF) vào năm 2006. Quỹ này tập trung hỗ trợ trẻ em mắc bệnh tim có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam.
- Tại sao VinaCapital Foundation (VCF) lựa chọn hỗ trợ trẻ em mắc dị tật tim bẩm sinh mà không phải căn bệnh nào khác?
Các thống kê cho thấy trẻ em khi vừa lọt lòng mẹ mà chẳng may mắc bệnh tim bẩm sinh thì sẽ phải chịu nhiều đau đớn và phải đối mặt với nguy cơ tử vong. 85% các em mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ qua đời ở độ tuổi vị thành niên hoặc thậm chí sớm hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
Ngoài những đau đớn về thể xác cũng như áp lực tinh thần đối với các em và phụ huynh, gánh nặng tài chính càng khiến mong ước thoát nghèo của họ gần như vô vọng. Họ phải dồn toàn lực để duy trì sự sống cho đứa trẻ ốm yếu.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của các gia đình, chúng tôi đã chọn bệnh tim bẩm sinh làm trọng tâm cho chương trình Nhịp tim Việt Nam. Không chỉ cam kết gây quỹ điều trị cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ngay từ giai đoạn đầu, chúng tôi đã hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống y tế để thực hiện các ca phẫu thuật tim nhi khoa.
Ngày 1/6 vừa qua, chúng tôi đã kỷ niệm mốc hỗ trợ 10.000 em nhỏ mổ tim. Giờ đây, nhìn những đứa trẻ từng ốm đau, bệnh tật lớn lên khỏe mạnh là điều khiến tôi hạnh phúc và tự hào.
Nối tiếp những thành tựu đã đạt được, chúng tôi còn có 80-100 chuyến khám sàng lọc mỗi năm, với hơn 325.000 trẻ em ở vùng sâu vùng xa được thăm khám. Các bác sĩ nhận thấy rằng có khoảng 1%-5% trẻ em ở Việt Nam chưa được khám tầm soát bệnh tim, nghĩa là còn hàng nghìn em nhỏ mắc bệnh mà các bác sĩ chưa tiếp cận được. Vì thế, chúng tôi còn cả một chặng đường dài phía trước và hướng đến dấu mốc tiếp theo là cứu chữa 20.000 trái tim bé nhỏ.
- Cá nhân ông đánh giá chương trình này đã giúp ích như thế nào cho cuộc sống của những em nhỏ được hỗ trợ mổ tim? Có trường hợp trẻ em được hỗ trợ mổ tim nào khiến ông ấn tượng nhất?
Với hàng nghìn ca phẫu thuật, mỗi trường hợp lại là một câu chuyện đặc biệt khác nhau. Nhưng tôi nhớ nhất là em bé Cẩm Dung quê ở Quảng Nam. Em là bệnh nhi đầu tiên được hỗ trợ mổ tim. Sau ca phẫu thuật thành công gần hai thập kỷ trước, hiện Dung đã trưởng thành, lập gia đình và có hai đứa con khoẻ mạnh.
Một trường hợp khác tôi muốn nhắc đến đó là em bé thứ 10.000 của Nhịp tim Việt Nam. Em Văn Vinh là người dân tộc Ba Na sống ở Bình Định. Cha mẹ của Vinh đều không ngờ rằng đứa con trai 13 tuổi của mình lớn lên với một trái tim không khoẻ mạnh. Song, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ Vinh không thể lo liệu chi phí chữa bệnh cho em.
Hoạt động khám sàng lọc của VCF đã tìm ra Vinh và đưa em đến với Nhịp tim Việt Nam. Ngay lập tức, gia đình em được hướng dẫn làm hồ sơ nhận tài trợ và chuẩn bị cho ca phẫu thuật tim của em tại Đà Nẵng. Giờ đây, Vinh đã có một trái tim khoẻ mạnh để hiện thực hoá ước mơ làm ca sĩ của mình.
Câu chuyện của Dung và Vinh cũng như hàng nghìn em nhỏ khác lớn lên khoẻ mạnh đã trở thành nguồn động lực cho Nhịp tim Việt Nam. Với sức mạnh to lớn ấy, chúng tôi tiếp tục nỗ lực không ngừng để giúp các em nhỏ và gia đình được chăm sóc y tế và có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Ông đánh giá ra sao về sự chung tay của các tổ chức, cá nhân khác với chương trình Nhịp tim Việt Nam? Những sự đóng góp đó tạo ra tác động như thế nào?
Tôi nghĩ rằng "đón nhận" là từ phù hợp nhất để diễn tả sự ủng hộ từ hàng triệu con người biết đến chương trình này. Còn gì tuyệt vời hơn khi việc chữa lành trái tim cho các em nhỏ sẽ mang lại tương lai cho chính các em và toàn xã hội.
Nhịp tim Việt Nam sẽ không đạt được dấu mốc 10.000 trái tim nếu không có sự chung tay góp sức từ chính quyền 63 tỉnh thành Việt Nam, các nhà tài trợ, các chuyên gia và cộng đồng y tế, các đối tác song phương và đa phương cùng chính phủ nhiều quốc gia khác.
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy 68% các gia đình được chương trình hỗ trợ đã thoát nghèo. Đây là một sự thay đổi ngoạn mục về mặt kinh tế. Họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào phúc lợi xã hội mà trở thành một gia đình có công ăn việc làm, có thu nhập và đóng góp cho cộng đồng.
Tính toàn diện của chương trình và cam kết sử dụng 100% số tiền quyên góp cho đối tượng thụ hưởng khiến các đối tác tin tưởng khi đồng hành cùng Nhịp tim Việt Nam. Tính toàn diện mà tôi đề cập đến ở đây là chương trình không chỉ thực hiện phẫu thuật, mà còn hỗ trợ chăm sóc tiền và hậu phẫu, cung cấp gói trợ cấp gia đình và học bổng đến trường cho các em.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến ông Don Lam và VinaCapital khi tài trợ toàn bộ chi phí hoạt động của VCF để chúng tôi có thể hiện thực hoá mọi cam kết của mình. Hàng năm, chi phí hoạt động của chương trình chiếm hơn 90% số tiền quyên góp.
- Với những thành tựu đã đạt được, VCF đang có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng của mình ra sao?
Trong quá trình phát triển, VCF và Nhịp tim Việt Nam nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đứa trẻ ốm yếu với khả năng tham gia đóng góp cho cộng đồng của người mẹ. Khi con bị bệnh, các bà mẹ sẽ phải ở nhà để chăm sóc và không thể đi làm. Nguồn thu nhập chính bị thiếu hụt, các gia đình lại càng khó thoát nghèo.
Do đó, tất cả các chương trình VCF triển khai đều trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái. Mục tiêu cuối cùng là gỡ bỏ những rào cản kinh tế xã hội ngăn họ tham gia vào tiến trình phát triển xã hội.
Hơn 17 năm qua, các chương trình phát triển bền vững của VCF như Nâng niu Sự sống, Nâng cao Năng lực y tế, Yêu thương Nâng bước, Mở đường đến Tương lai… đã mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 500.000 người và hàng triệu người khác trên khắp tỉnh thành được hưởng lợi gián tiếp.
Tại những nơi mà VCF góp sức, mọi thứ tiến bộ một cách đáng kinh ngạc so với 10-20 năm trước. Bạo lực gia đình, tỉ lệ tử vong của mẹ và trẻ, tỉ lệ học sinh bỏ học và nhiều vấn nạn khác đang giảm dần. Số trẻ em gái dân tộc đi học, thu nhập của người dân hay GDP ngày càng tăng. Nhiều vấn đề đã được giải quyết, nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
- Đổi lại, các hoạt động xã hội mang lại giá trị gì cho cho VCF?
Bản chất của việc phát triển bền vững là không ngừng đánh giá đâu là giá trị cốt lõi. Đó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chúng tôi luôn đảm bảo sao cho các giá trị ấy nhất quán với những gì quốc tế công nhận, đồng thời phù hợp với mục tiêu mà chính phủ Việt Nam hướng tới.
Chúng tôi tập trung vào các giá trị toàn cầu như sức khỏe, xóa nghèo, xoá đói, giáo dục chất lượng, bình đẳng giới, nước sạch, công việc tốt và nhiều hơn nữa. Mối quan hệ cộng tác với chính phủ tạo tiền đề cho các giá trị này được thể hiện rõ nét trong mục tiêu hoạt động của tổ chức.
Là một tổ chức phi lợi nhuận và vận hành bằng hình thức tài trợ từ cộng đồng nên VCF còn cần chú trọng thêm đến giá trị tín nhiệm của công chúng và đối tác, bao gồm cả chính phủ.
- Trên quan điểm của “người trong cuộc”, ông thấy các hoạt động thiện nguyện hay gặp phải những thách thức gì và làm sao để vượt qua thách thức ấy?
Thách thức lớn nhất đối với VCF là gây quỹ để nhân rộng các chương trình được minh chứng thực tế là hiệu quả. Chúng tôi thiếu nguồn kinh phí để tiếp cận, hỗ trợ và thay đổi cuộc sống của những cộng đồng đang cần được giúp đỡ.
Ngoài ra, chúng tôi còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp về nguồn nhân lực có chuyên môn. Vì thường những người có chuyên môn cao sẽ ứng tuyển vào các vị trí đãi ngộ tốt ở các công ty.
Thêm vào đó, các nhân viên của VCF cũng như các nhân viên khác làm việc trong lĩnh vực y tế sẽ phải đối diện với thử thách tâm lý, trong trường hợp bệnh nhi không qua khỏi. Điều này không hẳn ai cũng làm được.
Mặc dù trong thời kỳ đại dịch và suy thoái kinh tế nhưng VCF vẫn nhận được những nguồn tài trợ quý báu từ các đối tác tin cậy, nhờ đó mà các chương trình vẫn được triển khai hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực làm tốt các chương trình cũ và thực hiện thêm các chương trình mới để hỗ trợ thiết thực cho người cần giúp đỡ như các bệnh nhi, người lớn tuổi, các y bác sĩ, hay trẻ em mồ côi hậu Covid-19.
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: Phát triển bền vững
Xem tất cả >>- Chiến thắng sát nút, Trung Quốc vươn lên ngôi vị số 1 trên đại dương xanh: Chuyên gia nói "không quá ngạc nhiên"
- Các nước phát triển không hoàn thành mục tiêu tài chính khí hậu 11 năm liên tiếp
- Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Cơ hội lớn cho hàng trăm doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam kinh doanh bền vững
- Lái buôn nông sản Cargill: Sử dụng giải pháp 6.000 năm tuổi để giải bài toán hóc búa về năng lượng
- Nền kinh tế lớn nhất châu Âu ra tay, một "mặt hàng" được ấn định tăng giá mạnh trong 2 năm tới: Chấp nhận nỗi đau vì tương lai