Chiến thắng sát nút, Trung Quốc vươn lên ngôi vị số 1 trên đại dương xanh: Chuyên gia nói "không quá ngạc nhiên"
Sau nhiều năm phát triển, Trung Quốc đã biến quốc gia châu Âu thành "cựu vương" và bứt tốc lên top 1.
- 14-09-2023Có trong tay hàng loạt 'mỏ kho báu' được mô tả là dầu mỏ thế hệ mới, Trung Quốc đang sở hữu sức ảnh hưởng không kém gì OPEC?
- 14-09-2023Châu Âu bất ngờ điều tra xe điện Trung Quốc, liệu có 1 cuộc chiến thương mại xoay quanh những chiếc xe điện?
- 14-09-2023Doanh nghiệp Nhật Bản 'buồn' vì kinh tế Trung Quốc chậm lại
Số 1 thế giới
Trung Quốc lần đầu tiên trở thành quốc gia sở hữu đội tàu lớn nhất thế giới xét về tổng trọng tải, Tân Hoa Xã dẫn báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc trong cuộc họp báo hôm 12/9 cho biết.
Đội tàu thuộc sở hữu của các chủ tàu Trung Quốc đã đạt tổng trọng tải 249,2 triệu tấn.
Bà Cao Hải Vân, một quan chức của Cục vận tải đường thủy trực thuộc bộ trên cho biết, Trung Quốc đứng đầu về các chỉ số quan trọng của ngành vận tải đường biển thế giới, bao gồm đội tàu trọng tải lớn, sản lượng hàng hóa qua cảng, số lượng container qua cảng, khối lượng vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa và quãng đường vận chuyển đường thủy nội địa.
Khoảng 95% ngoại thương của Trung Quốc được vận chuyển bằng vận tải biển, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dòng chảy thông suốt của chuỗi cung ứng logistics quốc tế và trong nước - tuyến huyết mạch của kinh tế thế giới.
Hiện Trung Quốc đã thiết lập các tuyến vận tải biển với hơn 100 quốc gia và khu vực, bao phủ tất cả các quốc gia và khu vực ven biển tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường, đồng thời sẽ còn tiếp tục mở rộng.
Tính riêng trong năm 2022, sản lượng hàng hóa qua cảng Trung Quốc đạt 15,685 tỷ tấn, số lượng container thông qua là 296 triệu TEU. Theo bà Cao, cả hai con số này đều đứng đầu toàn cầu trong nhiều năm.
Hiện trong số 10 cảng hàng đầu thế giới về sản lượng hàng hóa và số lượng container thông quan, Trung Quốc lần lượt chiếm vị trí thứ 8 và 7.
Chiến thắng sít sao
Trước đó hồi tháng 8, Dịch vụ nghiên cứu hàng hải và vận chuyển toàn cầu Clarksons Research công bố, Trung Quốc đã vượt qua Hy Lạp để trở thành chủ sở hữu đội tàu biển lớn nhất thế giới xét về tổng trọng tải (GT).
Đầu thế kỷ 21, Nhật Bản là quốc gia sở hữu đội tàu lớn nhất xét về tổng trọng tải, sau đó Hy Lạp vượt Nhật Bản vào năm 2013 giành vị trí quán quân. Đến năm 2018, Trung Quốc cũng vượt qua Nhật Bản và bắt đầu "bám đuổi" Hy Lạp.
Hy Lạp, nơi có nhiều "ông vua" vận tải biển và công ty sở hữu tàu nổi tiếng, vốn là quốc gia có đội tàu lớn nhất thế giới xét về tổng trọng tải trong thập kỷ qua.
Bảng xếp hạng mới nhất từ Clarksons Research cho thấy, đội tàu thuộc sở hữu của Trung Quốc giành vị thứ nhất với tổng trọng tải 249,2 triệu GT. Hy Lạp đứng thứ hai với 249 triệu GT và Nhật Bản đứng thứ ba với 181 triệu GT.
Các chuyên gia cho rằng những thứ hạng này phù hợp với kỳ vọng, do Trung Quốc tiếp tục là trung tâm sản xuất lớn và các yếu tố tích cực khác.
Chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu, ông Lý Ngạn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc, cho biết: "Ngành công nghiệp vận tải biển của Trung Quốc đang trên đà phát triển, vị thế trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới vẫn rất vững chắc. Những yếu tố này góp phần tạo nên thứ hạng cao".
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc hồi tháng 7 cho biết, trong nửa đầu năm 2023, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc đã hoàn thành 21,13 triệu tấn trọng tải (DWT) tàu mới, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đơn hàng mới đạt 37,67 triệu DWT, tăng 67,7% và đơn hàng sẵn có đạt 123,77 triệu DWT, tăng 20,5%. Tất cả các chỉ số này đảm bảo thứ hạng hàng đầu toàn cầu của Trung Quốc.
"Khi đội tàu của Trung Quốc mở rộng, nhu cầu về tàu mới tăng lên một cách tự nhiên… Ngành đóng tàu [Trung Quốc] hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước và hơn 70% đơn đặt hàng mới của chúng tôi đến từ nước ngoài" , ông Lý Ngạn Khánh nói.
Stephen Gordon, nhà phân tích của Clarksons Research, cho rằng sự tăng trưởng của đội tàu của Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên do quy mô hàng hóa khổng lồ cũng như ngành đóng tàu và ngành tài chính của nước này đang ngày càng phát triển năng động.
Ông cho hay, lượng đơn đặt hàng hiện tại của các chủ tàu Trung Quốc gần gấp đôi so với các chủ tàu Hy Lạp và các chủ tàu Trung Quốc cũng rất tích cực trong việc mua bán tàu cũ.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Phát triển bền vững
Xem tất cả >>- Các nước phát triển không hoàn thành mục tiêu tài chính khí hậu 11 năm liên tiếp
- Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Cơ hội lớn cho hàng trăm doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam kinh doanh bền vững
- Lái buôn nông sản Cargill: Sử dụng giải pháp 6.000 năm tuổi để giải bài toán hóc búa về năng lượng
- Nền kinh tế lớn nhất châu Âu ra tay, một "mặt hàng" được ấn định tăng giá mạnh trong 2 năm tới: Chấp nhận nỗi đau vì tương lai
- Những tấm pin mặt trời áp mái kể câu chuyện thú vị về chiến lược kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn TH