Cái giá của sự nuông chiều con cái quá đà: Con gái 3 đời chồng vẫn về ăn bám gia đình, U60 vẫn được mẹ hơn 90 tuổi cơm bưng nước rót
Câu chuyện của Hùng Lệ là minh chứng rõ ràng cho thấy nuông chiều con cái có thể hại cuộc đời đứa trẻ thế nào.
- 03-04-20234 dấu hiệu ở trẻ chứng tỏ cha mẹ đang nuông chiều con quá mức
- 04-03-2023Các đại gia Việt dạy con thế nào: Người nuông chiều "tới bến", người dù bận vẫn dành thời gian quan tâm con từ chi tiết nhỏ nhất
- 22-02-2023Bi kịch của đứa trẻ bị nuông chiều quá đà: 34 tuổi vẫn thất nghiệp, sống ăn bám bố mẹ, thất bại liên tiếp trong 59 lần xem mắt
U60 ba đời chồng mang con về ăn bám mẹ già suốt 25 năm
Hùng Lệ (1967) là con út trong nhà có 6 anh chị em tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Dù kinh tế không khá giả nhưng ngay khi còn nhỏ, cô đã được cha mẹ nuông chiều. Nếu anh chị phải làm việc nhà và mặc quần áo cũ, Hùng Lệ không cần lo chuyện đồng áng mà vẫn được mua quần áo mới thường xuyên.
Năm Hùng Lệ lên 13 tuổi, bố cô qua đời vì tai nạn giao thông. Gia đình bỗng mất đi trụ cột , gánh nặng kinh tế đè lên vai người mẹ. Sau đó, mẹ cô dần san bớt nỗi lo tài chính cho 5 anh chị lớn. Người anh cả có trách nhiệm chu cấp cho cả nhà, cho đến khi những người con sau lớn hơn và có thể đi làm.
Theo thời gian, những đứa con lớn lên và thường xuyên gửi tiền về cho mẹ. Khi con lớn ra ngoài làm ăn, chỉ có Hùng Lệ ở nhà, bà mẹ càng ra sức nuông chiều đứa con út. Cô không phải bươn chải bên ngoài mà vẫn được dùng hết số tiền anh chị gửi về cho mẹ.
Dù được các anh chị nhường cơ hội học tập nhưng thành tích trên lớp của Hùng Lệ rất kém. Cuối cùng, cô bỏ học khi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Nhưng ngày cả khi cô đã nghỉ học, bà mẹ vẫn không muốn Hùng Lệ phải vất vả bên ngoài. Chính vì thế hàng ngày cô chỉ cần ở nhà, tiêu hết số tiền anh chị gửi về cho mẹ. Chứng kiến cảnh tượng này, hàng xóm xung quanh khuyên nhủ mẹ Hùng Lệ dừng việc nuông chiều con, thế nhưng bà không nghe.
Năm Hùng Lệ 17 tuổi, cô kết hôn với người chồng giàu có. Tuy nhiên, hạnh phúc đó không kéo dài lâu. Chỉ sau thời gian ngắn, chồng của Hùng Lệ không thể chịu đựng được tính cách phù phiếm của vợ nên ông đã đề đơn ly hôn, trả 140.000 NDT (~475 triệu đồng) tiền bồi thường. Ở thời điểm đó, khoản tiền lớn này đủ để Hùng Lệ mua nhà, có cuộc sống no đủ nếu biết tính toán. Thế nhưng, cô đã tiêu hết sạch trong vòng 2 năm.
Không còn chỗ dựa dẫm, cô quay về nhà mẹ và tìm kiếm cuộc hôn nhân khác. Thời điểm đó, Hùng Lệ vẫn còn nhan sắc trẻ trung, lại không con cái nên có rất nhiều người đàn ông ngỏ ý. Sau cùng, cô chọn kết hôn với một người đàn ông làm kinh doanh, có tài sản dư dả. Đáng tiếc, cũng giống như cuộc hôn nhân đầu tiên, do không chịu được thói xấu của vợ nên người đàn ông đề nghị ly hôn chỉ sau 3 năm chung sống.
Ở đám cưới thứ ba, cô kết hôn với người đàn ông là công nhân vệ sinh. Người chồng lần này tuy không giàu có nhưng bản tính hiền lành, sẵn sàng giao hết tiền cho vợ. Thế nhưng, với tính cách ưa xa hoa, Hùng Lệ đã chủ động ly dị với chồng.
Trải qua 3 lần kết hôn thất bại, Hùng Lệ khi ấy đã 56 tuổi và mất hoàn toàn niềm tin vào hôn nhân. Sau đó, cô quyết định đưa con về nhà mẹ đẻ.
Trong suốt 25 năm dọn về sống cùng mẹ, Hùng Lệ chưa bao giờ phải ra ngoài tìm việc làm, chỉ ở nhà nghịch điện thoại hay đến các tụ điểm ăn chơi. Đó là bởi mẹ cô đã đưa hết tiền lương hưu, tiền đền bù một ngôi nhà và tiền các anh chị tặng bà cho người con gái út.
Hàng ngày, người mẹ đã tuổi "gần đất xa trời" đều dậy sớm để mua thức ăn cho con gái, thậm chí còn mang đồ ăn sáng vào phòng khi trời lạnh. Ăn xong bà phải rửa bát, giặt quần áo, làm việc nhà, tính toán làm gì với tiền hưu mỗi tháng cho hai mẹ con.
Bà chăm sóc cô con gái U60 của mình hàng ngày như một đứa trẻ không thể tự chăm sóc bản thân. Hùng Lệ hầu như không động tay vào việc nhà, kể cả nấu ăn và giặt quần áo. Đáng chú ý, Hùng Lệ chẳng những không thương xót đấng sinh thành mà còn nghĩ việc mẹ làm là điều đương nhiên.
Các anh chị thấy tình cảnh đó thì đã lên tiếng trách cứ mẹ quá nuông chiều em gái. Hùng Lệ thể hiện khó chịu, lập tức phản bác: "Anh chị đều ra ngoài và tôi là người duy nhất ở nhà với mẹ. Các người nuôi tôi được ngày nào chưa? Tại sao lại làm phiền tôi?".
Trước đó, vào năm 2019, trong một lần đi chợ sớm để mua rau về nấu ăn cho con gái, người mẹ 94 tuổi bị ngã, ảnh hưởng đến xương. Phía bệnh viện yêu cầu Hùng Lệ nộp tiền điều trị nhưng cô đã không còn đồng nào trong người. Rơi vào đường cùng, Hùng Lệ chỉ còn cách gọi điện cho anh chị. Lúc này 5 anh chị lớn hơn mới ngã ngửa vì biết mẹ không còn chút tiền tiết kiệm nào, mọi thứ đã bị Hùng Lệ tiêu hết sạch.
Sau cùng, 5 người vẫn quyết định chi trả tiền viện phí cho mẹ với yêu cầu Hùng Lệ không được "ăn bám" mẹ. Lúc này, Hùng Lệ mới chấp nhận ra ngoài tìm việc nhưng do thiếu kiến thức và kỹ năng xã hội, cô vẫn rơi vào cảnh thất nghiệp.
Bi kịch của đứa trẻ được nuông chiều quá đà
Sau khi câu chuyện của Hùng Lệ được truyền thông đưa tin, nhiều người lên tiếng trách cả hai mẹ con. Một số ý kiến khác chỉ ra, để tạo nên "em bé khổng lồ" như Hùng Lệ, lỗi đầu tiên thuộc về đấng sinh thành đã quá nuông chiều con cái.
Đứa trẻ nào sinh ra cũng giống như tờ giấy trắng. Chính cách giáo dục của mỗi gia đình lại đẩy cuộc đời con đến những ngã rẽ khác nhau. Riêng với đứa trẻ được nuông chiều, tất yếu tinh thần kiên cường và dũng khí vượt khó đều sẽ bị thui chột qua thời gian.
Dưới đây là nguyên tắc "5 đừng" mà cha mẹ có thể tham khảo để khuyến khích tính độc lập và trưởng thành của con:
- Đừng chiều đứa trẻ không biết quy tắc
Cha mẹ nên dạy con các nguyên tắc xã hội ngay khi còn nhỏ, bằng cách nói chúng biết điều nào nên làm và không nên làm. Lúc bắt đầu, con có thể gặp khó khăn. Nhưng khi lớn lên, con sẽ học được cách trưởng thành và hiểu nỗi khổ tâm của cha mẹ.
- Đừng chiều đứa trẻ không làm việc nhà
Các công việc nhà tưởng như đơn giản nhưng có lợi trong việc rèn kỹ năng sống và chăm sóc bản thân. Nếu cha mẹ cứ mãi làm hộ con việc nhà, bạn sẽ tước mất quyền học kỹ năng sinh tồn cơ bản và khiến chúng càng lười biếng hơn.
- Đừng bỏ qua đứa trẻ thất lễ với người lớn
Khi con có hành vi và cử chỉ thiếu tôn trọng bậc bề trên, cha mẹ cần phải giáo dục và uốn nắn con ngay lập tức. Đừng ngại trách phạt đứa trẻ, nếu bạn không muốn con cãi lại người lớn, thậm chí cả bố mẹ trong tương lai.
- Đừng chiều đứa trẻ hay khóc
Nhiều đứa trẻ thích dùng nước mắt để lấy lòng thương cảm của người lớn. Lâu dần, hành vi này sẽ hình thành cho con một lối suy nghĩ sai lầm. Trẻ sẽ cho rằng chỉ cần bản thân tỏ ra yêu đuối, cả thế giới sẽ phải đáp ứng điều chúng muốn. Do đó, đừng vì trẻ rơi nước mà cha mẹ bỏ qua lỗi lầm của con hay nhân nhượng hành vi sai của chúng.
- Đừng chiều đứa trẻ ích kỷ
Khi trẻ còn nhỏ, con cần được dạy cách quan tâm và nhường nhịn đúng cách với người xung quanh. Điều này giúp con rèn luyện trí tuệ cảm xúc (EQ) và mở rộng mối quan hệ tốt sau này.
Nguồn: Sohu
Thể thao & Văn hóa