Những lựa chọn khó khăn và chi phí đánh đổi để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
Cuộc đấu tranh trong việc cứu người và khôi phục nền kinh tế có thể khiến chính phủ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.
- 27-03-2020Cú sốc thứ 2 từ virus corona đang từng bước hạ gục các nhà máy ở Trung Quốc
- 27-03-2020Thông điệp của Thủ tướng Ý từ tâm dịch: "Chúng ta không được sợ hãi mà cần có can đảm và niềm tin"
- 27-03-2020Tín hiệu "cực kỳ tích cực" ở Ý
Toàn thế giới đang bị ngưng trệ. Trong cuộc đấu tranh chống lại Covid-19, các quốc gia lần lượt yêu cầu người dân phải tự cách ly xã hội. Điều đó đã khiến các nền kinh tế điêu đứng, và các chính phủ đang cố gắng giải cứu công ty và người tiêu dùng bằng cách chi hàng nghìn tỷ USD viện trợ và bảo lãnh cho vay trong tuyệt vọng. Không ai có thể chắc chắn sự giải cứu này có đem lại hiệu quả hay không.
Nhưng có một điều tồi tệ hơn. Những phát hiện mới cho thấy rằng việc ngăn chặn đại dịch có thể buộc kéo dài sự phong tỏa. Và hiển nhiên rằng, sự phong tỏa lâu như vậy sẽ khiến nền kinh tế phải hứng chịu những tổn thương sâu sắc. Và chính phủ sẽ phải đưa ra rất nhiều lựa chọn khó khăn trong chặng đường phía trước.
Chỉ gần 12 tuần sau khi những báo cáo đầu tiên về những người mắc một căn bệnh bí ẩn ở Vũ Hán, thuộc miền trung Trung Quốc, thế giới đang chính thức phải đương đầu với một đại dịch và những cú sốc kinh tế. Kể từ ngày 18 tháng 3, SARS-CoV-2, một chủng của Covid-19, lây lan cho 134.000 ca nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tại 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ trong 7 ngày đã có thêm gần 90.000 trường hợp mắc bệnh trên 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lượng các trường hợp thực tế được cho là có thể lớn hơn.
Trước tình hình đó, chính phủ các nước đang gấp rút áp đặt các biện pháp kiểm soát đã từng là ‘không tưởng". Rất nhiều các quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, đã cấm du khách đến từ những nơi mà dịch bệnh đang bùng phát. Quảng trường Thời đại vắng vẻ, Luân Đôn thưa thớt người và các quán cà phê, quán bar và nhà hàng ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha thì đã đóng cửa. Các sân vận động vắng bóng những đám đông cổ vũ.
Rõ ràng là nền kinh tế đang phải hứng chịu những cú sốc tồi tệ hơn rất nhiều so với con số mà các nhà phân tích dự kiến. Dữ liệu cho tháng 1 và tháng 2 cho thấy sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc, được dự báo sẽ giảm 3% so với một năm trước đó, thực tế đã giảm 13,5%. Doanh số bán lẻ đã không giảm 4% như dự kiến, mà tới 20,5%. Đầu tư tài sản cố định, chỉ số đo lường chi tiêu cho những thứ như máy móc và cơ sở hạ tầng, đã giảm 24%, gấp sáu lần so với dự đoán. Điều đó đã khiến các nhà dự báo kinh tế trên toàn thế giới phải xem xét lại những dự đoán của họ. Đối mặt với suy thoái kinh tế tàn khốc nhất từng trải qua, các chính phủ đang đưa ra các gói cứu trợ với quy mô vượt xa cả cuộc khủng hoảng tài chính 2007-09.
Đây là nền tảng để đưa ra những sự lựa chọn về cách sẽ đối phó với bệnh dịch. Sử dụng một mô hình dịch tễ học, một nhóm từ Đại học Hoàng gia ở Luân Đôn tuần vừa rồi đã đặt ra một khuôn khổ giúp các nhà hoạch định chính sách cân nhắc về những thách thức phía trước. Viễn cảnh đó thật ảm đạm.
Một cách tiếp cận trong số đó là "làm suy yếu", hay "làm phẳng đường cong" để làm cho đại dịch suy yếu bằng cách cách ly các cá nhân và hộ gia đình bị nhiễm bệnh. Hai là sử dụng các biện pháp triệt để hơn trên diện rộng, bao gồm yêu cầu tất cả mọi người ở nhà, trừ những người không thể làm việc từ xa, và đóng cửa trường học và đại học. "Làm suy yếu" hay các biện pháp triệt để đều nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu cứ để virus lây lan, nó sẽ gây ra khoảng 2,2 triệu ca tử vong ở Mỹ và 500.000 ca ở Anh vào cuối mùa hè. Ở các nền kinh tế phát triển, họ kết luận rằng ba tháng "làm phẳng đường cong", bao gồm việc cách ly 2 tuần đối với các hộ bị nhiễm bệnh chỉ có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số này. Hơn nữa, nhu cầu cao nhất dự kiến về chăm sóc đặc biệt vẫn sẽ cao gấp tám lần khả năng của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong mà mô hình không thể tính tới. Nếu mô hình đó áp dụng ở các khu vực khác của Châu Âu, ngay cả các hệ thống y tế có nguồn lực tốt nhất ở Đức cũng sẽ bị quá tải.
Không có gì ngạc nhiên khi các chính phủ đang lựa chọn các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn đại dịch. Phong tỏa có lợi thế bởi nó đã chứng minh được hiệu quả ở Trung Quốc. Vào ngày 18 tháng 3, Ý đã có thêm 4.207 ca nhiễm mới trong khi Vũ Hán không có thêm trường hợp nào. Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng chỉ hơn 80.000 ca nhiễm bệnh trên tổng dân số 1,4 tỷ người. Để so sánh, nhóm nghiên cứu của Hoàng gia Anh ước tính virus có thể lây nhiễm cho hơn 80% số dân ở Anh và Mỹ.
Nhưng đó là lý do tại sao phong tỏa diện rộng có mặt trái của nó. Bằng cách giữ tỷ lệ lây nhiễm ở mức tương đối thấp, nó khiến nhiều người dễ bị nhiễm virus hơn. Và vì covid-19 hiện đang lan rộng, trong các quốc gia và trên thế giới, mô hình trên cho thấy dịch bệnh sẽ quay trở lại trong vòng vài tuần sau khi các hạn chế được dỡ bỏ. Để tránh điều này, các quốc gia phải ngăn chặn căn bệnh này mỗi lần nó xuất hiện trở lại, và dành ít nhất một nửa số thời gian để phong tỏa. Chu kỳ "ngăn chặn-nới lỏng" này phải được lặp đi lặp lại cho đến khi không còn ai nhiễm bệnh, hoặc có một loại vắc-xin được chế tạo ra và đem lại hiệu quả.
Đây chỉ là một mô hình, và các mô hình chỉ là những phỏng đoán có cơ sở dựa trên những bằng chứng có sẵn. Do đó, việc theo dõi Trung Quốc để xem liệu cuộc sống ở đó có thể trở lại bình thường mà không có bệnh bùng phát trở lại hay không là rất quan trọng. Hy vọng ở đây là nhóm các nhà dịch tễ học có thể kiểm tra trên quy mô lớn để sớm phát hiện ra các trường hợp mới, theo dõi những người tiếp xúc qua, và cách ly họ mà không làm đảo lộn xã hội. Có lẽ một số loại thuốc mới sẽ có ích, chẳng hạn như một hợp chất chống virus của Nhật Bản mà Trung Quốc cho biết rất có triển vọng.
Nhưng đây chỉ là một hy vọng, mà hy vọng thì không phải là một chính sách. Sự thật cay đắng là nếu chỉ cách ly nhóm nhỏ mà thiếu những biện pháp hà khắc, những thiệt hại sẽ không chỉ về con người mà còn là ở nền kinh tế. Sau một vài lần lặp lại chu kỳ, chính phủ có thể sẽ không có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng. Người bình thường có thể không chịu đựng được biến động. Chi phí của sự cách ly lặp đi lặp lại, được đo bằng sức khỏe tinh thần và sức khỏe lâu dài của phần còn lại của dân số, có thể sẽ là một tổn thất không bù đắp nổi.
Trong thế giới thực, có sự đánh đổi giữa hai chiến lược, mặc dù các chính phủ có thể làm cho cả hai hiệu quả hơn. Hàn Quốc, Trung Quốc và Ý đang chứng minh rằng có thể bắt đầu bằng xét nghiệm hàng loạt. Bạn càng có thể xác định rõ ràng ai mắc bệnh, bạn càng ít phải phụ thuộc vào các hạn chế bừa bãi. Các xét nghiệm tìm kháng thể đối với virus, chọn ra những người đã bị nhiễm và hồi phục các bệnh nhân là cần thiết và chỉ có hiệu quả trước và giai đoạn đầu của nhiễm bệnh. Điều đó sẽ cho phép những người không bị nhiễm bệnh tiếp tục công việc kinh doanh của họ và yên tâm rằng họ không thể là một nguồn truyền bệnh.
Cách thứ hai là sử dụng công nghệ để quản lý việc cách ly. Trung Quốc đang sử dụng các ứng dụng để chứng nhận ai chắc chắn không bị mắc bệnh và ngược lại. Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đang sử dụng dữ liệu lớn và phương tiện truyền thông xã hội để theo dõi các ca nhiễm, cảnh báo mọi người về các điểm nóng và khoanh vùng những người tiếp xúc. Hàn Quốc đã thay đổi luật pháp để cho phép nhà nước truy cập vào hồ sơ y tế và chia sẻ chúng mà không sự đồng ý. Trong thời đại hôm nay, nhiều nền dân chủ có thể cho rằng điều này quá mang tính xâm phạm. Nhưng thời gian đang vô cùng cấp bách.
Cuối cùng, các chính phủ nên đầu tư vào chăm sóc sức khỏe, ngay cả khi những nỗ lực của họ mất nhiều tháng để có kết quả và có thể không bao giờ cần thiết. Họ nên tăng cường năng lực chăm sóc tích cực. Các quốc gia như Anh và Mỹ đang thiếu giường bệnh, chuyên gia và máy thở một cách trầm trọng. Họ nên xác định các phác đồ điều trị tốt nhất, phát triển vắc-xin và thử nghiệm các loại thuốc điều trị mới. Tất cả điều này sẽ hạn chế sự lây lan và giảm thiểu các chi phí khác.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế. Các biện pháp như vậy vẫn có thể không ngăn được đại dịch gây ra thương vong lớn. Ngày nay các chính phủ dường như đang cố gắng phong tỏa bằng bất cứ giá nào. Nhưng nếu căn bệnh không được kiểm soát nhanh chóng, họ sẽ hướng tới việc cách ly hẹp, ngay cả khi điều đó sẽ dẫn đến nhiều trường hợp tử vong. Có thể hiểu, ngay bây giờ đó không còn là một sự đánh đổi để các chính phủ phải suy ngẫm. Họ có thể sớm không có sự lựa chọn.
Tham khảo Economist