"Cái khó ló cái khôn", người Nhật đang dùng nhiều cách "độc, lạ" để đối phó với khủng hoảng lao động vì dân số già
Nhật Bản đang làm mọi cách để giữ chân những người cao tuổi ở lại thị trường lao động.
- 05-12-2023Quyết “chơi lớn” với AI, nước Đông Nam Á tung "chiến lược quốc gia", đặt mục tiêu tăng gấp 3 lượng nhân lực trong ngành trí tuệ nhân tạo
- 04-12-2023Lần đầu lộ diện sau 15 năm: Đây là "bộ não thiên tài" đã giúp iPhone quyến rũ cả tỷ người trên hành tinh
- 04-12-2023Trung Quốc lại chứng minh năng lực, tung ra sản phẩm đe dọa "tượng đài" của phương Tây: Loạt cái tên đứng ngồi không yên
Dân số Nhật Bản ngày càng giảm và già hóa. Đầu năm nay, chính phủ đã cam kết chi 3.500 tỷ Yên (23,6 tỷ USD) cho các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ sinh, nhưng tình trạng thiếu hụt lao động vẫn đang tồn tại đã gây thách thức cho các nhà tuyển dụng trong một thời gian. Mặc dù Nhật Bản đã thực hiện các bước để nới lỏng kiểm soát nhập cư nhưng điều đó vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt.
Để xoay sở, các chủ lao động đã nghĩ ra những cách mới để tìm kiếm lao động, và những ý tưởng mới lạ ra đời.
Chăm sóc người cao tuổi bằng người... trung niên
Độ tuổi trung bình của người chăm sóc ở Nhật Bản là 50, cao hơn khoảng 7 năm so với mức trung bình của tất cả các ngành. Con số này dự kiến sẽ tăng hơn nữa khi các viện dưỡng lão đang vật lộn để thu hút lao động mới. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực này được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần lên 690.000 vào năm 2040.
Trang web tìm việc làm Sketter được thiết kế để có thể quảng cáo những công việc không thiết yếu trong viện dưỡng lão như nấu nướng, dọn dẹp và hỗ trợ ăn uống. Những công việc này có thể được đảm nhận bởi các tình nguyện viên được trả lương, giúp người chăm sóc có nhiều thời gian hơn thực hiện nhiệm vụ chính của mình.
Tài xế taxi bát thập "cổ lai hy"
Chính phủ cho biết có kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu của tài xế taxi tư nhân từ mức 78 hiện nay lên 80.
Các khu vực nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phương tiện đi lại trầm trọng dành cho người già khi chính quyền địa phương cắt giảm phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt, do dân số ở các làng và thị trấn giảm. Do đó, taxi đang trở thành lựa chọn duy nhất cho những người không còn lái xe và cần đến bệnh viện hoặc mua sắm hàng hóa hàng ngày.
Hiện nay, taxi tư nhân được cấp phép hoạt động ở các thành phố có dân số từ 300.000 người trở lên, nhưng quy định này cũng có thể được xem xét hủy bỏ.
Theo một quan chức chính phủ, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch đã lấy ý kiến đóng góp của người dân từ giữa tháng 10 và hiện đang nỗ lực công bố các chính sách mới.
Các công ty taxi cũng đang tìm cách thuê tài xế trẻ mới ra trường, đưa ra giờ làm việc linh hoạt hơn để bù đắp cho tình trạng thiếu người.
Phân nhỏ công việc để hợp với người có tuổi
Recruit Holdings, công ty tuyển dụng và nhân sự lớn nhất Nhật Bản, đã bắt đầu làm việc với các nhà tuyển dụng khoảng một thập kỷ trước để chia nhỏ công việc nhằm đáp ứng khả năng của lao động lớn tuổi. Một số công việc có thể kể đến như chất hàng lên kệ siêu thị trước giờ mở cửa; dọn dẹp, chuẩn bị nhà xưởng trước khi công nhân đến; và chia ca làm việc tại cửa hàng xăng dầu, kho hàng và nhà hàng thức ăn nhanh.
Kuniko Usagawa, giám đốc nghiên cứu JOBS tại Recruit Holdings, cho rằng các nhà tuyển dụng dễ dàng tìm được nhân viên hơn bằng cách đưa ra những giờ làm việc linh hoạt và sớm trong ngày dành cho những người lớn tuổi vì họ có xu hướng thích làm việc vào buổi sáng hơn là muộn vào ban đêm.
Nhà hàng đãng trí
Vào năm 2017, một nhà hàng tạm thời đã thuê bệnh nhân sa sút trí tuệ từ viện dưỡng lão làm bồi bàn, nhận đơn và lên món cho khách. Trong quá trình thực hiện đã xảy ra sai sót - một số đơn món không bao giờ được thực hiện hoặc đồ ăn bị giao nhầm bàn. Mục đích chính của dự án này là nâng cao nhận thức và đưa ra hỗ trợ, theo lời của Hiro Oguni, người làm việc trong dự án.
Oguni nói: “Tất cả những gì chúng tôi làm là dựng một tấm biển ghi ‘Nhà hàng của những đơn hàng nhầm’. Bằng cách đó, khách hàng dễ chấp nhận hơn. Không ai khó chịu ngay cả khi có sai sót.”
Mô hình nhà hàng kiểu này đã truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp và đã lan rộng ra hơn 50 địa điểm ở Nhật Bản và vượt ra khỏi biên giới, từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Anh và Canada. Oguni cho biết anh nhận được gần 100 câu hỏi về mô hình này smỗi tháng và 90% trong số đó đến từ nước ngoài.
Tham khảo: JapanTimes
Nhịp Sống Thị Trường