MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cấm con không được dùng smartphone: Cách yêu thương con kì lạ...nhưng lại đúng đắn nhất của ông trùm công nghệ Bill Gates

15-01-2018 - 12:32 PM | Sống

Câu hỏi đặt ra là: "Có điều gì mà những nhà điều hành công nghệ giàu có biết về các sản phẩm của họ mà người tiêu dùng bình thường như chúng ta lại không hề biết?"

Dù nổi tiếng là một người rất thành công trong lĩnh vực công nghệ nhưng Bill Gates lại thắt chặt quy định sử dụng công nghệ đối với con cái mình. Theo ông, đây là cách yêu thương con đúng đắn nhất và có lợi cho con nhất.

Ba đứa con của Gates 15 tuổi, 18 tuổi và 21 tuổi đều đã lớn lên trong một gia đình mà không được bố mẹ cho phép sử dụng điện thoại đến khi đủ 14 tuổi, đã ngồi vào bàn ăn tối thì chắc chắn bị cấm tiệt điện thoại và khi lên giường ngủ thì cũng phải dùng điện thoại theo đúng số thời gian quy định,

Gates chia sẻ với tờ Mirror rằng tuy bọn trẻ luôn luôn than thở với ông rằng tại sao những đứa trẻ khác được sử dụng điện thoại từ rất sớm nhưng quy định vẫn là quy định, không có gì thay đổi. Tuy rằng ông vẫn cho phép con cái sử dụng Facebook và không quản lí password cá nhân nhưng ông vẫn lo lắng rằng bố mẹ rất khó kiểm soát sự an toàn trên mạng xã hội của con cái.

Theo các chuyên gia tâm lí học, việc sử dụng smartphone "quá mức" hay còn gọi là chứng nghiện smartphone đang dần trở thành mối quan tâm lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh, các nhà khoa học, thậm chí là cả các nhân viên ở Silicon Valley. Ngay đến cả Steve Jobs, cha đẻ của táo khuyết, CEO nổi tiếng của Apple và là người sáng tạo ra iPad năm 2011, cũng hạn chế con cái không được sử dụng các thiết bị thông minh khi ở nhà.

Hai nhà giáo dục học Joe Clement và Matt Miles đã viết trong cuốn sách của họ rằng mặc dù các bậc phụ huynh khác cho con sử dụng smartphone thoải mái nhưng những người như Bill Gates lại đặt ra những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng các thiết bị thông minh.

"Thật thú vị khi nghĩ rằng trong một môi trường công nghệ hiện đại, nơi mà trẻ em đang được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như iPad, thì những đứa trẻ của Steve Jobs là người duy nhất từ chối sử dụng những thiết bị đó", Clement và Miles nói.

Câu hỏi mà họ đặt ra là: "Có điều gì mà những nhà điều hành công nghệ giàu có biết về các sản phẩm của họ mà những người tiêu dùng bình thường lại không biết không?". Câu trả lời chính là sức mạnh gây nghiện của công nghệ.

Trong một vài tháng qua, hàng loạt những nhà quản lí của Silicon Valley đã lên án sự "gây nghiện" đến mức tạo ra khủng hoảng của Apple, Facebook, Google và Twitter đối với những người dùng. Sean Parker, nhà sáng lập Napster kiêm cựu chủ tịch Facebool đã chia sẻ với Axios vào hồi tháng 11 năm 2017 rằng: "Mạng xã hội ảo thực sự thay đổi mối quan hệ của bạn đối với xã hội thật, đối với những người xung quanh. Hơn hết, nó còn có thể cản trở năng suất lao động của bạn bằng những cách kì quặc".

Hai trong số các vị nắm giữ cổ phần lớn nhất của Apple đã viết một lá thứ ngỏ gửi lên cấp trên liên quan tới việc những sản phẩm của Apple đang làm ảnh hưởng đối với bộ não trẻ em. Theo đó, một nhà chức trách cũng đã hồi đáp rằng Apple sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho các bậc phụ huynh để trẻ em có thể được sử dụng những sản phẩm một cách tối ưu nhất.

Hiện nay, có nhiều trường học ở Thung lũng Silicon ví dụ như Waldorf thay vì sử dụng các thiết bị công nghệ thì họ cho học sinh dùng bảng phấn và bút chì. Học sinh ở đó sẽ được học các kỹ năng mềm để áp dụng vào cuộc sống. Còn trường Brightworks, học sinh sẽ được học cách sáng tạo bằng việc tự làm các đồ vật hoặc sẽ được học trong những lớp học bằng gỗ.

Theo Ninh Linh

Trí thức trẻ

Trở lên trên