MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cam kết hoàn thành sớm 5 năm với giá rẻ hơn nửa nhưng Trung Quốc vẫn bị từ chối, siêu dự án 72 tỷ USD đang bị đội chi phí gấp đôi chốt công nghệ nào?

18-12-2024 - 14:55 PM | Kinh tế số

Nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới đang nỗ lực triển khai tuyến đường sắt cao tốc lớn nhất tại đất nước này.

Cam kết hoàn thành sớm 5 năm với giá rẻ hơn nửa nhưng Trung Quốc vẫn bị từ chối, siêu dự án 72 tỷ USD đang bị đội chi phí gấp đôi chốt công nghệ nào?- Ảnh 1.

Dự án Đường sắt cao tốc HS2 tại Anh được công bố lần đầu tiên vào năm 2009. Đây là một trong những công trình hạ tầng quan trọng nhất của Anh, nhằm kết nối London với các khu vực kinh tế khác như Birmingham và Manchester.

Dự kiến trước đây, việc xây dựng tuyến đường sắt mới sẽ được hoàn thành trong ba giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ kết nối London và West Midlands; Giai đoạn 2-a sẽ liên kết West Midlands với phía bắc thông qua Crewe; Giai đoạn 2-b sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đến Manchester và Leeds.

Ngân sách Chính phủ năm 2015 đã chốt chi phí xây dựng HS2 chỉ dưới 56 tỷ bảng Anh (tương đương 72,3 tỷ USD) nhưng hiện nay chi phí đội lên gấp đôi (khoảng 106 tỷ bảng Anh - khoảng 135 tỷ USD) do dự chậm trễ trong triển khai thi công. Đồng thời, chi phí bị đội lên cao vì sự phức tạp gây ra bởi sự thất thường trong hệ thống quy hoạch của nước Anh, tờ Politico cho biết.

Hơn nữa, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự chậm trễ trong thi công là điều kiện địa chất phức tạp tại khu vực thi công, đòi hỏi các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo an toàn. Ví dụ, đoạn đường đi qua vùng đất sét mềm cần được gia cố bằng các biện pháp phức tạp, làm tăng thời gian và chi phí xây dựng.

Theo tờ Building (Anh), Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) đã từng đề xuất thi công HS2 trong vòng 5 năm, nhanh hơn nhiều so với lộ trình của Anh. Họ cũng đề nghị giá thành rẻ hơn nữa nhờ kinh nghiệm xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới với chi phí trung bình chỉ từ 17-21 triệu USD/km, thấp hơn đáng kể so với châu Âu (25-39 triệu USD/km).

Tuy nhiên, Anh đã quyết định từ chối đề nghị này. Nguyên nhân chính bao gồm: Đường sắt cao tốc được coi là công trình hạ tầng mang tính chiến lược, vì vậy, Anh muốn chọn công nghệ nào có thể đảm đảo chuỗi cung ứng trong nước, nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước.

Cùng với đó, Anh muốn đảm bảo rằng công việc và doanh thu từ HS2 sẽ đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Đáng chú ý, các chuyên gia Anh cho rằng việc để Trung Quốc tham gia vào các dự án lớn như vậy có thể dẫn đến phụ thuộc quá mức vào nước ngoài trong các lĩnh vực trọng yếu.

Sau đó, Anh đã quyết định chọn công nghệ của Nhật và Pháp đối với các con tàu cao tốc. Cụ thể, Sử dụng tàu cao tốc với vận tốc tối đa 360 km/h, được thiết kế bởi các nhà sản xuất như Hitachi và Alstom. Những con tàu này tích hợp công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm tiếng ồn. Cùng với đó, hệ thống đường ray được thiết kế bằng công nghệ đường ray không mối nối để giảm độ rung lắc, tăng độ ổn định và độ bền.

Về cầu và hầm lớn sẽ áp dụng công nghệ máy khoan hầm (Tunnel Boring Machine - TBM) nhằm đảm bảo thi công an toàn và nhanh chóng, tờ Railway News cho biết.

Về công nghệ quản lý vận hành, công nghệ ETCS - hệ thống kiểm soát tàu tự động thế hệ mới nhất, cho phép giám sát và điều khiển tàu ở tốc độ cao với độ chính xác cao. Và hệ thống tín hiệu kỹ thuật số, tích hợp công nghệ tín hiệu kỹ thuật số để tăng hiệu quả khai thác, giảm thiểu nguy cơ va chạm và tối ưu hóa lịch trình.

Thực tế, HS2 không chỉ là một dự án hạ tầng lớn đang được Anh thúc đẩy thi công. Tuy nhiên, tuyến đường sắt cao tốc này vẫn đang gặp trục trặc.

Vì chi phí bị đội lên quá qua, Anh đã hủy bỏ một số phần của tuyến đường ban đầu nhằm kiểm soát chi phí và đối phó với các vấn đề phát sinh, theo tờ Construction News. Điển hình như Anh đã hủy bỏ chặng phía đông của tuyến, đưa hành khách đến Leeds và Sheffield, nhằm hoàn thành phần còn lại của dự án.

Khi thành công, tuyến đường sắt cao tốc này hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá cho hệ thống giao thông của Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế và khả năng kết nối liên vùng, đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào giao thông đường bộ.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên