Lương hưu 50 đồng/tháng, vợ chồng U70 vẫn 'vỡ mộng' khi bỏ phố về quê
Lương hưu cao nhưng đến cuối tháng, vợ chồng ông bà Vương Anh Tú (68 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc) vẫn chẳng còn đồng. Họ quyết định chọn sống “giả nghèo” thì bất ngờ nhìn ra thái độ sống của những người xung quanh.
- 28-07-2023Thi 2 lần không đỗ đại học, cô gái vẫn được 3 công ty đa quốc gia mời về làm việc nhờ khả năng này
- 27-07-2023Chuyến du lịch 1 ngày giữa lòng Hà Nội tại khu tổ hợp đa tiện ích cao cấp hàng đầu Việt Nam
- 24-07-2023Loại thần dược được ví như vàng lỏng, phải thu hoạch bằng trực thăng, giá lên đến hơn 70 triệu đồng/hũ vẫn đắt khách
Bài viết là chia sẻ của cụ ông Vương Tú Anh đang thu hút sự chú ý trên nền tảng Toutiao.
Chọn hưởng tuổi già ở quê nhà
Sau khi lên thành phố học đại học, tôi lập gia đình và cùng vợ làm việc tại đây cho đến khi về hưu. Sau 40 năm về chung một nhà, các con của chúng tôi đã kết hôn và có con.
Gắn bó với công ty đủ lâu và giữ những nhiệm vụ quan trọng, khi về hưu, vợ chồng tôi nhận được mức lương khá cao, khoảng 15.000 NDT (khoảng 49 triệu đồng).
Khi về hưu, cuộc sống của chúng tôi chỉ quanh quẩn từ nhà ra đến chợ. Ở thành phố, vợ chồng tôi ít giao tiếp, nên sinh ra buồn chán. Lúc này, vợ tôi nảy ra ý định về quê an dưỡng tuổi già nhằm được gần họ hàng anh em ruột thịt. Tất nhiên, tôi đồng ý với ý tưởng này.
Căn nhà của bố mẹ vẫn còn, chúng tôi về và sửa sang lại, chứ không xây mới. Chỉ cần được về lại quê hương thân thuộc, được nghe giọng của người dân quê mình, sống lại trong những nếp nhà xưa cũng đủ để vợ chồng hi vọng về ngày tháng tuổi già an nhàn.
Ngày chính thức dọn về quê, tất cả họ hàng, bạn bè cũ đều sang chúc mừng, hỏi thăm chúng tôi. Với mức lương hưu cao, mọi người đều cho rằng chúng tôi sẽ có một cuộc sống không cần phải lo nghĩ nhiều. Vài tháng đầu, cuộc sống đúng như vậy.
Vỡ mộng khi sống ở quê nhà
Tuy nhiên, sau khi mọi người trong làng biết gia đình tôi dư dả về tài chính nên lần lượt đến nhà để vay tiền. Một người hàng xóm sát vách mở rộng cửa hàng cũng sang hỏi vay tiền chúng tôi. Đến khi, con trai lên học đại học họ lại tiếp tục sang vay.
Thời gian đầu, chỉ một vài người vay và trả tiền đúng hẹn. Sau đó, những người hàng xóm xa cũng vào nhà tôi hỏi vay tiền. Vì nể nên chúng tôi cũng gật đầu đồng ý.
Không ăn tiêu mấy, tuy nhiên, sau một thời gian về quê chúng tôi chẳng để ra được đồng nào. Phần lớn tiền lương hưu của vợ chồng tôi đều dành cho họ hàng vay. Có người trả trễ hẹn cả tháng, chúng tôi cũng chẳng muốn đòi bởi có đòi họ cũng chẳng thể trả được ngay. Những người trả đúng hẹn thì lại tiếp tục vay sau đó vài tuần. Cứ như vậy, nhiều khi cuối tháng, tôi chẳng có một đồng đi chợ mua thức ăn.
Một lần, người bạn cũ của chồng tôi đến chơi và biết được sự thật này. Anh ta khuyên chúng tôi nên “giả nghèo” nhằm từ chối những lời vay tiền. Bởi chúng tôi cũng đã có tuổi cần có tích luỹ nhằm chi trả khi rơi vào những tình huống xấu nhất.
Thấy lời khuyên hợp lý, vợ chồng tôi nghe theo. Chúng tôi dần học cách từ chối những lời hỏi vay tiền. Sau khi từ chối giúp đỡ, chúng tôi không ngờ rằng mình nhận về những thái độ tiêu cực của mọi người.
Nếu như trước đây, chúng tôi sẵn sàng cho vay tiền, mỗi khi gặp mặt họ đều vui vẻ và hồ hởi. Song kể từ khi chúng tôi nói khó không muốn cho vay. Họ luôn cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy nhà tôi. Một số người còn lảng tránh không muốn ngồi chung vì sợ rằng tôi sẽ đòi tiền.
Lúc đi chợ, nhiều lần tôi đã nghe được những lời đánh giá của mọi người rằng vợ chồng tôi dư dả về tài chính nhưng lại tiếc mấy đồng cho họ hàng vay. Họ cho rằng chúng tôi giàu nhưng keo kiệt. Buồn thêm là lời đánh giá đó lại đến từ chính những người chúng tôi đang cho vay tiền và chưa trả.
Cho đến lúc này, vợ chồng tôi nhận ra tiền không thể đo được tất cả nhưng nhờ nó mà ta nhìn thấu được bao người, bao chuyện. Trong tình cảm, công việc cũng vậy, nhiều khi chúng chấm dứt không phải vì thời gian, không phải vì khoảng cách mà là vì tiền. Đáng sợ chất của việc mượn tiền, không phải bạn không có cho người khác mượn, mà là đến cuối cùng mất cả tiền lẫn bạn.
Sẽ không có một công thức nhất định cho việc có nên cho người thân, bạn bè mượn tiền. Mối quan hệ của chúng rất đa dạng, có những người rất thân và có những người chỉ là mối quan hệ mang tính xã hội và cũng có những người với bạn chỉ là qua đường. Tùy theo mức độ phân cấp mà bạn nên thiết lập "hạn mức tín dụng" nhất định với từng người cụ thể.
Nhịp sống thị trường