MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cảm ngộ của một người sau tuổi 60: Đời người, "lên voi xuống chó" là bình thường, thản nhiên đối mặt mới là cái đạo

05-01-2021 - 14:08 PM | Sống

Cảm ngộ của một người sau tuổi 60: Đời người, "lên voi xuống chó" là bình thường, thản nhiên đối mặt mới là cái đạo

Năm tháng trôi nhanh, cuộc đời không ngắn nhưng cũng chẳng dài, chớp mắt đã bước sang tuổi 60. Đây là cái tuổi mà tôi quay trở về với chính mình, cái tuổi ngộ ra nhân sinh, cái tuổi chẳng còn gì để tiếc nuối. Tôi của tuổi 60, về mặt suy nghĩ, cũng đã có rất nhiều thay đổi, rảnh rỗi muốn chia sẻ với các bạn vài điều...

1. Cuộc đời con người ai cũng sẽ có lúc huy hoàng, nhưng những huy hoàng ấy rồi cũng sẽ theo gió bay đi, trở thành mây khói, bạn không cần phải luôn ngẫm nghĩ về nó để rồi tự an ủi mình mãi.

2. Đời người tất nhiên sẽ phải tồn tại khó khăn, nhưng những khó khăn ấy lại chính là bài học bắt buộc của cuộc đời, là chiếc thang máy đưa chúng ta trưởng thành, lớn lên, là tài sản tinh thần quý giá, đừng chỉ nghĩ chúng là điều bất hạnh của cuộc sống.

3. Khi còn trẻ, chúng ta ai cũng khao khát mình thành rồng, nhưng số người có thể thực sự thành rồng lại chỉ là số ít. Đừng truyền lại tham vọng ấy của mình cho con cái, hãy để chúng thuận theo tự nhiên mà trưởng thành, đừng nặn con theo tư duy chủ quan của mình, hãy tôn trọng ý nguyện và cả lựa chọn của con cái.

4. Chúng ta khi còn trẻ ai cũng háo thắng, trong đối nhân xử thế còn thiếu đi sự cảm thông và khoan dung, thậm chí còn kết ân oán với nhau. Thực ra, tới độ tuổi đầu bạc rồi, khi ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy nó rất nực cười. Nếu có thể đối xử với người khác với một thái độ thân thiện và bao dung, vậy thì thế gian này làm gì còn tồn tại những ân oán không thể hóa giải?

5. Chúng ta khi còn trẻ thường chỉ chú ý tới sự nghiệp, không thương xót cơ thể mình. Thực ra, sức khỏe của nhiều người đều là tự mình làm hỏng khi còn trẻ. Đợi tới khi già, sống cùng bệnh tật rồi, lúc đấy có hối cũng chẳng kịp.

6. Chúng ta khi còn trẻ luôn cho rằng mình có thể chỉ điểm giang sơn, thay đổi tất cả. Nhưng bước vào độ tuổi lão niên rồi, bạn sẽ hiểu ra được rằng, có rất nhiều hiện thực bạn không cách nào thay đổi được, vậy thì cứ thuận theo tự nhiên vậy.

7. Nửa đời người sống vì sự nghiệp, sống vì gia đình, cũng có lúc mệt mỏi lắm. Bước vào tuổi lão niên rồi, bạn sẽ đột nhiên phát hiện ra, đời người ngắn ngủi, thời gian ông Trời dành cho bạn không nhiều, hãy nắm bắt thời gian đi làm điều mà mình thích, hãy sống thật vui vẻ, thật sảng khoái vì chính mình.

8. Hầu hết những người cao tuổi ở thế hệ chúng tôi đều sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó và có thói quen lao động cần cù và tiết kiệm. Nhưng nếu đã có tuổi, nếu muốn bắt đầu một việc gì đó thì cũng đừng quá coi trọng tiền bạc, tiền là thứ ngoài thân, sinh ra không có chết cũng chẳng mang theo được, nếu có điều kiện hãy giúp đỡ người khác, ngoài ra, nếu có thể bỏ tiền ra mua sức khỏe và hạnh phúc, nó xứng đáng.

Cảm ngộ của một người sau tuổi 60: Đời người, lên voi xuống chó là bình thường, thản nhiên đối mặt mới là cái đạo - Ảnh 1.

Những cảm ngộ sau tuổi 60

Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, tuổi già ắt có phong cảnh của tuổi già. Thanh xuân tuy đẹp, nhưng rồi cũng sẽ tàn phai, một tâm hồn trẻ trung mới là phong cảnh bất biến trên đời.

Sau 60 tuổi, thản nhiên mà nhìn nhận về hôn nhân và gia đình. Chúng ta cần phải biết rằng, thế gian này không có người phụ nữ nào hoàn toàn đồng cảm được với tâm tình của người đàn ông, cũng chẳng có người đàn ông nào hoàn toàn hiểu được tâm tư của người phụ nữ.

Sau 60, nhìn nhận người và việc không còn đơn thuần như trước, vì vậy, không nhất thiết phải làm việc theo chủ ý của người khác.

Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, thế gian này quả thực không phân rõ trắng đen, giữa trắng và đen luôn luôn tồn tại một sắc màu trung gian.

Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, sống ở đời, bất kể là thành công hay thất bại, vui vẻ hay đau khổ, vinh quang hay khó khăn, tất cả đều là dòng nước, đến từ đâu thì sẽ lại chảy về đấy, vì vậy, xem nhẹ mọi thứ, sống an yên là đủ.

Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, lão hóa không bắt đầu từ tuổi trung niên, mà bắt đầu từ những mệt mỏi với cuộc sống.

Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, cô đơn, đau khổ, thất bại là những dư vị không thể thiếu được của cuộc sống, vì vậy, đối xử chân thành với cuộc sống mới là vương đạo.

Sau 60 tuổi, không còn sự lỗ mãng bốc đồng của thời niên thiếu hay sự lãng mạn của tuổi trẻ, thay vào đó là những thấu hiểu và cảm thông với cuộc sống.

Sau 60 tuổi, sẽ không còn có những nụ cười ngây thơ hồn nhiên thời con trẻ hay sức sống nhiệt huyết thời thanh xuân, thay vào đó là những giấc mơ được quay trở lại tuổi thơ.

Sau 60 tuổi, thản nhiên đối mặt với sự bình thường của mình, chúng ta của lúc này hiểu ra được rằng không phải ai cũng thành công, cũng nên được nghiệp lớn, thành ông nọ bà kia, nhưng làm người cũng là một kiểu sự nghiệp, chỉ cần bạn đã từng nỗ lực, đã từng phấn đấu, đã từng hết mình, đã từng theo đuổi, có thất bại thì cũng có sao?

Sau 60 tuổi, tấm lòng bắt đầu trở nên rộng lớn như biển khơi, nó chứa đựng được đủ mọi loại bão táp sóng cuộn, ôm được hết mọi hỉ nộ ai ố.

Sau 60 tuổi, có thể lĩnh ngộ được mặt cốt lõi nhất, nội tâm nhất, chủ quan nhất của cuộc đời, có thể nhào nặn ra những bông hoa xinh đẹp nhất, nuôi dưỡng cuộc đời, làm giàu cuộc sống và hiện thực hóa cuộc đời.

Cảm ngộ của một người sau tuổi 60: Đời người, lên voi xuống chó là bình thường, thản nhiên đối mặt mới là cái đạo - Ảnh 2.

Sau 60, hãy nhớ lấy mấy câu này

1. Sống không vì mình trời chu đất diệt

Sống hơn nửa đời người vì sự nghiệp, vì gia đình, vì con cái nhiều rồi, đã tới lúc sống cho chính mình rồi, sống thế nào vui vẻ thì sống, làm những điều mình thích nhưng trước đó chưa có thời gian làm, đừng để ý người khác nói ra sao, vì chúng ta không sống trong mồm người khác, hãy sống cho ra chính mình.

2. Đừng để sự cầu toàn khiến bạn mệt mỏi

Sống ở đời, không thể chuyện gì cũng được như ý muốn, thiêu thiếu là một phần tất yếu của cuộc sống, thay vì mệt mỏi theo đuổi sự hoàn mỹ, chi bằng thản nhiên đối mặt với thực tế, thuận theo tự nhiên.

3. Già và không già

Tuổi tác già nhưng tâm không già, dù già những vẫn không già; tâm một khi đã già, dù chưa già thì vẫn cứ già. Tất nhiên, khi xử lý một vài vấn đề cụ thể nào đó, cần nhận mình già thì cứ thản nhiên mà nhận thôi.

4. Quý ở vừa đủ

Sinh mệnh nằm ở vận động, nhưng đừng cố quá; ăn uống quá thanh đạm sẽ không đủ dinh dưỡng, nhiều cá nhiều thịt quá cũng không hấp thụ kịp; quá an tĩnh thì cô đơn, có náo nhiệt thì mệt đầu, phàm là chuyện gì cũng hãy có một cái "độ" nhất định.

5. Làm một người thông minh

Người ngu dốt, tự tạo bệnh cho mình (uống rượu bia, hút thuốc lá ma túy, háu ăn); kẻ vô tri, đợi bệnh đến (đợi bệnh tới mức không chịu được nữa mới đi bệnh viện); người thông minh, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đối xử tốt với mình là đối xử tốt với cuộc sống.

6. Đừng bước vào vùng sai lầm

Khát rồi mới uống nước, đói rồi mới ăn cơm, mệt rồi mới nghỉ ngơi, buồn ngủ rồi mới đi ngủ, bệnh rồi mới đến bệnh viện… tất cả đều đã muộn.

7. Tư duy hướng lợi và tư duy có hại

Bước vào tuổi lục tuần, chất lượng cuộc sống cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào phương thức tư duy. Tư duy hướng lợi nghĩa là phàm là chuyện gì cũng hãy suy nghĩ theo hướng có lợi, dùng tư duy này thiết kế cuộc sống những năm tháng tóc bạc, có vậy cuộc sống sẽ tràn đầy sức sống và sự tự tin, mỗi ngày trôi qua cũng thú vị và phong phú hơn; tư duy có hại là phàm là chuyện gì cũng suy nghĩ rất tiêu cực, sống qua ngày với sự bi quan, sớm muộn gì cũng lão hóa rồi chết sớm.

8. Học cách vui chơi giải trí

Chơi cũng là một nhu cầu cần thiết của người già, hãy ôm lấy cho mình sự hồn nhiên như con trẻ, lựa chọn trò chơi mình yêu thích, để rồi từ trong đó "hấp thụ" niềm vui và sức sống, rèn cho mình suy nghĩ rằng có thua cũng không tức giận, không tính toán so đo, về mặt thể chất và tâm lý, người cao tuổi cũng chỉ nên có sự phấn khích vừa phải để hình thành nên một vòng tuần hoàn tích cực.

Cảm ngộ của một người sau tuổi 60: Đời người, lên voi xuống chó là bình thường, thản nhiên đối mặt mới là cái đạo - Ảnh 3.

9. Làm một người già "hoàn toàn khỏe mạnh"

"Hoàn toàn khỏe mạnh" ý chỉ cơ thể khỏe mạnh, tinh thần khỏe mạnh và đạo đức lành mạnh. Tinh thần khỏe mạnh đề cập đến khả năng chịu đựng, khả năng tự kiểm soát và các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân của người cao tuổi; đạo đức lành mạnh đề cập đến sự quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ người khác, cởi mở, rộng lượng và sẵn sàng cống hiến.

10. Hòa nhập vào với xã hội

Con người là loài động vật xã hội, không tách ra được khỏi quần xã của mình, sống quá đơn độc dễ dẫn tới các vấn đề về tâm lý, cần phải tích cực tham gia các hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân thông qua các hoạt động xã hội, thể hiện giá trị bản thân, đây là một phương pháp sống vô cùng lành mạnh.

11. Kết giao bạn bè

Cuộc sống về già nên đa tầng, đa nguyên hóa và phong phú. Chỉ có 1,2 người bạn vẫn chưa đủ, hãy có cho mình một nhóm bạn, tình bạn và câu chuyện của mỗi một người bạn trong nhóm sẽ giúp nuôi dưỡng và khiến cuộc sống trở nên phong phú, nhiều màu sắc hơn.

12. Đau buồn

Sức chịu đựng, sự kiên nhẫn, hóa giải và loại bỏ nỗi đau của một người cuối cùng phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Thời gian là bác sĩ tốt nhất, điều quan trọng là bạn chọn cách sống như thế nào trong khoảng thời gian đó.

13. Thuận theo tự nhiên

Nếu bạn đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thể thay đổi được hiện trạng, vậy thì hãy thuận theo tự nhiên đi vậy! Đây có lẽ chính là một sự giải thoát. Phàm là chuyện gì cưỡng cầu quá sẽ không được, dưa chín ép quá cũng không ngọt.

Trên đây là cảm ngộ cuộc đời của một người già từng trải, đơn giản mà thực tế. Sớm đọc, sớm biết, an yên mà sống…

Theo Vương Minh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên