MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cảm thấy chán nản, mất phương hướng nhưng tôi chọn thay đổi điều này chứ không nhảy việc: Cuộc sống do bạn tạo ra là tài sản quý nhất!

21-11-2020 - 11:15 AM | Sống

Hãy thay đổi cuộc sống của mình thay vì thay đổi công việc của mình. Bạn sẽ thấy cuộc sống của mình đáng sống hơn.

Tôi đã nhảy việc khá nhiều kể từ khi học đại học. Và trong lần cuối cùng này, tôi đã tự học Thiết kế UX và nhận được một công việc tại một công ty công nghệ hàng đầu. Thu nhập của tôi đã tăng gấp ba lần, và tôi cảm thấy, mỗi ngày làm việc đều là những ngày thú vị. Nhưng, một thời gian sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy trống rỗng và bắt đầu lo sợ không biết rằng những cảm xúc tiêu cực gì sẽ đến tiếp theo.

Tôi đã từng có suy nghĩ rằng mình sẽ quay lại giai đoạn chuẩn bị để tìm một công việc UX ở một công ty khác. Tôi đã từng nghĩ rằng mình cần phải chuyển sang một nghề nghiệp khác để cuộc sống trở nên có giá trị hơn hiện tại. Nhưng thành thật mà nói, ngay cả khi tôi làm vậy, liệu tôi sẽ hạnh phúc với công việc mới trong bao lâu?

Chính câu hỏi đó đã thôi thúc tôi thay đổi. Lần này, thay vì bỏ việc, tôi quyết định thực hiện một cuộc cách mạng cho cuộc sống cá nhân của mình. Tôi tập trung sức lực để định hình một cuộc sống lý tưởng mà mình mong muốn và bắt đầu xây dựng nó. Tôi bán gần như tất cả mọi thứ tôi có và cùng với bạn trai, vừa đi du lịch Mỹ vừa làm việc từ xa. Điều này đã làm thay đổi đáng kể cách tôi nhìn nhận về việc kiếm tiền để xây dựng cuộc sống thực chất là như thế nào.

Đó là một thành công lớn của tôi. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ những gì bản thân đã học được với hy vọng rằng nó có thể giúp đỡ các bạn đang trong tình huống tương tự.

Cảm thấy chán nản, mất phương hướng nhưng tôi chọn thay đổi điều này chứ không nhảy việc: Cuộc sống do bạn tạo ra là tài sản quý nhất! - Ảnh 1.

Chúng ta bị ám ảnh bởi công việc 

Từ rất sớm, ước mơ về hạnh phúc và thành công của chúng ta được gói gọn trong câu hỏi muôn thuở: "Bạn muốn làm gì khi lớn lên"? Câu hỏi này đã quy định một vị trí rất lớn trong nhận thức của chúng ta về sự quan trọng của việc làm và tiền bạc đối với cuộc sống.

Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang trong giai đoạn khởi nghiệp, bản năng đầu tiên của chúng ta là thay đổi công việc hoặc chuyển đổi hoàn toàn sự nghiệp của mình. Đơn giản là vì chúng ta nghĩ: Chắc chắn, điều đó sẽ giúp mình trở thành phiên bản lý tưởng nhất mà bản thân mong muốn.

Nhưng thực tế, chúng ta đang bị ám ảnh với việc nhảy việc liên tục, mà không hề đem lại bước tiến nào cho cuộc sống của mình.

Không ngừng tìm một nghề nghiệp mà bạn thực sự yêu thích là một mục tiêu đáng giá. Nhưng vấn đề là, việc nhảy việc thường xuyên dường như sẽ kéo bạn ra khỏi guồng quay của mình trong một khoảng thời gian. Đó là lý do tại sao, điều đó có thể đem lại cảm giác lừa dối rằng bạn đang tiến bộ, trong khi sự thật không hẳn vậy.

Làm thế nào để chúng ta có thể theo đuổi một công việc mới theo cách đem lại những tiến bộ cho bản thân:

• Xây dựng một mục tiêu và một cái gì đó để phấn đấu.

• Hãy mơ về một tương lai tươi sáng, điều này sẽ mang lại cho chúng ta hy vọng.

• Chúng ta hãy ra khỏi vùng an toàn của mình để theo đuổi những gì mình mong muốn. Không có gì tốt hơn việc tự mình khiến bản thân trở thành một con người hạnh phúc và hữu ích.

Cảm thấy chán nản, mất phương hướng nhưng tôi chọn thay đổi điều này chứ không nhảy việc: Cuộc sống do bạn tạo ra là tài sản quý nhất! - Ảnh 2.

Sau khi đạt được bất kỳ mục tiêu nào, bạn sẽ dần quen với những gì mình đang có và nó sẽ không còn hào nhoáng và thú vị như lúc ban đầu. Khi đó hãy quan sát xem bản thân có sinh ra những nghi ngờ không. Bạn có bắt đầu cảm thấy sợ hãi về việc đi làm vì nó không đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không? Bạn có nghĩ rằng nếu bạn tiếp tục tìm kiếm, có lẽ công việc tiếp theo sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn?

Nếu bạn thực sự nghĩ như vậy, hãy nghĩ rằng, vấn đề có thể không phải là do công việc của bạn. Vấn đề ở đây, có thể nằm ở sự mong đợi của bạn đối với công việc đó. Nếu chúng ta dành hết tất cả những gì mình có cho công việc, chúng ta sẽ dần quên mất rằng phần còn lại của cuộc sống quan trọng đến mức nào.

Vì vậy, thay vì dành tất cả thời gian và tâm sức vào việc tìm kiếm một công việc mang lại động lực cho bạn, hãy dành thời gian nhiều hơn cho cuộc sống cá nhân của mình, để biến cuộc sống trở thành động lực cho công việc ở hiện tại. Bạn nên:

Thiết kế cuộc sống của mình

Tôi không thể cho bạn biết cuộc sống lý tưởng của bạn trông như thế nào, nhưng tôi có thể chia sẻ với bạn rằng: Bạn cần một ngôi sao Bắc Đẩu cho cuộc sống của mình. Điều đó có nghĩa là bạn cần xác định mình cố gắng và nỗ lực như vậy vì điều gì.

Tìm những gì quan trọng đối với bạn

Cảm thấy chán nản, mất phương hướng nhưng tôi chọn thay đổi điều này chứ không nhảy việc: Cuộc sống do bạn tạo ra là tài sản quý nhất! - Ảnh 3.

Hãy nhìn lại cuộc sống của bạn và đánh giá xem bạn đang thực sự ở đâu ngoài công việc. Chúng ta thường dành thời gian rảnh của mình cho cuộc sống gia đình, cho gia đình và bạn bè. Thông điệp mà chúng ta gửi đến chính mình ở đó là những việc này không tốn nhiều năng lượng và nỗ lực. Nhưng nếu chúng ta sắp xếp lại điều đó thì sao?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ưu tiên những việc đó và để công việc của chúng ta chỉ là một công việc?

Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn bắt đầu định hướng lại. Hãy cho phép bản thân trả lời mà không cần suy nghĩ về những ràng buộc trách nhiệm của bạn. Đó chính xác là cách duy nhất để bắt đầu những gì bạn muốn. Từ đó, bạn có thể bắt đầu từ từ xây dựng cuộc sống mà bạn yêu thích.

Hãy thử bắt đầu với những điều sau:

• Một buổi sáng mà bạn yêu thích sẽ diễn ra thế nào?

• Bạn sẽ sử dụng thời gian lý tưởng trong ngày như thế nào nếu bạn không có công việc?

• Bạn sẽ có sở thích gì?

• Bạn muốn tìm hiểu điều gì mới?

• Bạn sẽ dành thời gian của mình cho ai và làm những gì?

Một khi bạn biết câu trả lời của mình là gì, bạn có thể tập trung vào việc dồn sức vào những việc quan trọng với bạn. 

Theo Breana Wallace - Blogger, nhà thiết kế, sáng tạo UX tự do tại Mỹ. Breana Wallace đã quyết định thay đổi chính mình để tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Lưu Ly

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên