Căn biệt thự "án ngữ" trung tâm thương mại nhiều năm, tứ phía quây tôn và sắt, thiếu ánh sáng và không khí nhưng vẫn không chịu rời đi
Căn biệt thự nhiều năm bị quây bởi những tấm sắt ngay trước một trung tâm thương mại hiện đại gây chú ý với những người qua đường.
- 10-07-2023Đậu bắp được ví là 'nhân sâm xanh' nhưng lại đại kỵ với 4 nhóm người sau
- 10-07-2023Không cho con tiền khi làm việc nhà, ông bố Nha Trang sử dụng một cách khác đơn giản mà cực hiệu quả
- 10-07-2023Lê Âu Ngân Anh từng chia tay chồng trước khi cưới, tái hợp sau 1 món quà đặc biệt
Những ngôi nhà nằm ở những vị trí vô cùng đặc biệt luôn trở thành một đề tài nóng được nhiều người quan tâm. Có nhiều lý do cho việc chúng vẫn tồn tại đến thời điểm hiện tại sau nhiều năm và qua rất nhiều cuộc đàm phán. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất được cho là do chủ nhà và các bên yêu cầu giải tỏa không đạt được thỏa thuận.
Câu chuyện dưới đây là một ví dụ như thế. Đây là căn biệt thự nằm ở Thuận Đức, Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nó năm trước cửa O'Plaza - một trung tâm thương mại lớn, và bị những tấm sắt cao hơn 10 mét bao quanh. Tình trạng này cứ thế đã diễn ra trong nhiều năm mà chưa có phương án giải quyết.
Theo hình ảnh và video quay từ trên cao xuống, lối vào căn biệt thự cũng chính là một khoảng trống được đục ra từ những tấm tôn, sắt bao quanh. Căn biệt thự cũng có thiết kế khá đẹp với khoảng 3 tầng lầu, thiết kế hiện đại và có cả khu vực ban công, sân vườn.
Cũng chính bởi bị quây kín đến 90% bề mặt, cản trở ánh sáng tự nhiên và sự lưu thông của gió, cộng với việc ở ngay trước cửa trung tâm thương mại và khu vực đường lớn đông đúc, nên việc sinh hoạt của căn biệt thự được đánh giá là khá bất tiện. Thậm chí trong quá trình công trình trung tâm thương mại được thi công, bên ngoài đầy khói bụi nhưng các thành viên trong ngôi nhà vẫn sinh hoạt bình thường. Chỉ có đúng một cánh cổng sắt để kết nối ngôi nhà với khu vực bên ngoài.
Các thành viên trong nhà vẫn sinh hoạt bình thường ngay khi công trình đang được thi công bên ngoài (Ảnh Youtube)
Theo nhiều nguồn tin, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc ngôi nhà vẫn "cứng đầu" tại vị ở khu vực này đó là vấn đề bồi thường. Cụ thể, gia đình chủ hộ quá đông người, vì vậy phương án đền bù của chủ đầu tư khu thương mại này có thể không thỏa đáng. Vì vậy, họ nhất định không chịu rời đi và tiếp tục sinh sống dù cho hoàn cảnh và điều kiện khó khăn.
Sau khi thỏa thuận giữa 2 bên không thành công, không đi tới tiếng nói chung, căn biệt thự này không thể bị phá bỏ nhưng đã bị quây bởi những tấm sắt, tôn và trở thành tình trạng như bây giờ. Việc nó tồn tại ngay trước cửa trung tâm thương mại cũng khiến khu vực này bị phân ra làm 2 nửa.
Nhiều người cũng nhận định rằng, có lẽ chủ đầu tư muốn quây ngôi nhà lại và muốn biến nó thành tạo hình như những ngôi nhà trong hộp quà ở Thành Đô, Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế thì lại không thể đem lại kết quả như mong đợi.
Căn biệt thự vốn dĩ nằm ở vị trí đẹp, trung tâm của khu vực sầm uất, ngay mặt đường lớn, vốn là một ngôi nhà mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên tình trạng hiện tại lại khiến những người qua đường phải lắc đầu ngao ngán.
Cho đến này, vẫn không có đơn vị hay cá nhân nào trực tiếp đứng ra giải thích rõ ràng về câu chuyện này, và cũng rất khó để nhận định chính xác ai sai, ai đúng. Tuy nhiên tất cả đều mong muốn đến một cái kết đẹp để giải quyết cho mỹ quan đô thị của trung tâm thương mại nói riêng, của Thuận Đức, Phật Sơn nói chung cũng như cuộc sống của chính gia đình chủ căn biệt thự.
Những ngôi nhà “cứng đầu”
Như đã nói ở trên, trên thực tế, những ngôi nhà nằm ở vị trí đặc biệt theo một cách bất đắc dĩ như thế này ở nhiều quốc gia khác trên thế giới không phải hiếm gặp. Chúng có thể nằm ở giữa ngã 3, giữa ngã tư, giữa con đường cao tốc xe cộ qua lại hay thậm chí là giữa những công trình đang ngổn ngang khói bụi xung quanh.
Ví dụ như ngôi nhà sau đây ở Quảng Châu, Trung Quốc. Nó từng được mệnh danh là "ngôi nhà cứng đầu nhất Hải Châu", bởi nhất định không chịu dời đi trong suốt 5 năm.
Cụ thể, ngôi nhà có diện tích 102m2, cao 3 tầng và là tổ ấm duy nhất của 7 anh chị em nhà họ Lý. Sau khi những người anh em khác trong gia đình rời đi nơi khác sinh sống và làm việc, ngôi nhà chỉ còn 4 người, là Lý Tuyết Cúc cùng người mẹ già, người anh trai bị tâm thần và người em gái sống thực vật. Tầng 1 của ngôi nhà trở thành tiệm photocopy, cũng chính là công cụ kiếm tiền duy nhất để gia đình này trang trải cuộc sống.
Tháng 2 năm 2006, một công ty bất động sản giành được quyền phát triển và vận hành khu đất đường Nam Điền, quận Hải Châu - nơi mà gia đình kể trên đang sinh sống. Đây chính là lúc cuộc chiến tranh chấp ngôi nhà giữa chủ nhà và công ty bất động sản bắt đầu.
Công ty bất động sản đưa ra mức bồi thường cho các hộ dân là 3000NDT/m2. Ngôi nhà 3 tầng 102m2 của gia đình Lý Tuyết Cúc được bồi thường 550.000NDT, tương đương khoảng 1,6 tỷ đồng, cùng một ngôi nhà khác mà theo công ty bất động sản, nó trị giá 1,2 triệu NDT. Tổng giá trị bồi thương lúc ấy được tính lên tới 1,8 triệu NDT, tương đương khoảng 6 tỷ đồng tiền Việt.
Tuy nhiên, thỏa thuận này đã diễn ra không mấy thuận lợi. Gia đình Lý Tuyết Cúc yêu cầu thêm rằng, bên cạnh số tiền, ngôi nhà được đền bù bổ sung kia phải có 3 phòng rộng 70m2, có mặt bằng kinh doanh 45m2 để cô có thể tiếp tục mở cửa hàng. Lý lẽ được chủ nhà đưa ra đó là: "Những người khác nghĩ rằng chúng tôi đang đòi nhiều tiền và cố tình làm khó nhà phát triển. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng tôi không muốn nhiều tiền. Chúng tôi chỉ muốn được đền bù thỏa đáng vì ngôi nhà là tài sản duy nhất mà tổ tiên để lại".
Phía công ty bất động sản tất nhiên không thể đồng ý với yêu cầu này rằng. Họ cho rằng "cái giá" này là quá đắt, và cũng không công bằng với các hộ dân cư khác xung quanh khu vực.
Cuộc "đối đầu" cứ như vậy mà kéo dài tới 5 năm. Chính gia đình chủ nhà cũng đã phải gặp nhiều khó khăn khi tiếp tục sinh sống trong ngôi nhà, trong khi tất cả hàng xóm của họ đều đã rời đi và đất cát xung quanh đều đã được đào tung lên.
Cuối cùng, cả 2 bên là công ty bất động sản và gia đình Lý Tuyết Cúc đã đi tới một thỏa thuận hòa bình. Giám đốc công ty bất động sản cho biết, sau 5 năm tranh chấp và khiến các kế hoạch bị trì hoãn, cả 2 bên đều cảm thấy mệt mỏi.
Chủ đầu tư đã bồi thường cho gia đình họ Lý một khoản tiền hợp lý cùng ngôi nhà tái định cư rộng 131m2 cách ngôi nhà cũ khoảng 200m. Đồng thời giúp Lý Tuyết Cúc tìm cửa hàng. Ngôi nhà "cứng đầu" đã bị chính thức phá bỏ vào ngày 7/11/2011.
Cùng xem thêm những hình ảnh về những ngôi nhà “cứng đầu” khác tại nhiều quốc gia trên thế giới:
Phụ nữ số