Cận cảnh công trình gần 100 năm trung tâm quận Ba Đình bị phá dỡ xây cao ốc
Tòa nhà 4 mặt phố, có địa chỉ tại 61 Trần Phú, cách Quảng trường Ba Đình lịch sử vài trăm mét đang dựng giàn giáo xung quanh để phá dỡ khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Đáng nói, việc phá dỡ tòa nhà để xây dựng một cao ốc 11 tầng.
Khu đất rộng hơn 9.000m2 tại khu "đất vàng" quận Ba Đình là trụ sở chính và nhà máy sản xuất của Cty CP thiết bị Bưu điện (POSTEF). |
Theo Quyết định 3841/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Khu đất nghiên cứu là hơn 9.078m2, diện tích lập dự án là 7.532m2: gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm khoảng hơn 43.023 m2; chiều cao khoảng 42,9 m. Tổng vốn đầu tư hơn 1.574 tỷ đồng. |
Hiện các mặt phố Lê Trực, Nguyễn Thái Học đã tháo dỡ cơ bản, mái cổ với kiến trúc vì kèo độc đáo đã bị dỡ xuống. |
Dãy nhà tại mặt đường Hùng Vương vẫn còn được giữ nguyên. |
Mặt duy nhất chưa bị phá dỡ của công trình 61 Trần Phú |
Đại diện UBND quận Ba Đình cho biết, đây là dự án của thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch và xin ý kiến Bộ Xây dựng; quận không được biết nên cũng không chỉ đạo phường lấy ý kiến cộng đồng dân cư về cao ốc này. |
Với việc nhồi cao ốc 11 tầng nổi, 6 tầng hầm vào giữa trung tâm hành chính quận Ba Đình khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu có một "8B Lê Trực" thứ hai? |
Bên trong công trình phá dỡ 61 Trần Phú. |
Các khối nhà dần bị dỡ bỏ. |
Công trình 100 năm tuổi giờ chỉ còn đống gạch đá ngổn ngang. |
Phía sau là công trình 8B Lê Trực khiến Hà Nội mất nhiều năm để "cắt ngọn". |
Mặt phố Nguyễn Thái Học đang được dựng giàn giáo để tháo dỡ. |
Mặt phố nơi có bức phù điêu UBND quận Ba Đình yêu cầu bảo vệ nguyên trạng. UBND quận cũng yêu cầu Chủ đầu tư báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao, UBND quận Ba Đình phương án di chuyển, bảo vệ và khôi phục Bức phù điêu tại vị trí ban đầu trước khi công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng |
Hình ảnh dự án Công trình đa chức năng POSTEF. |
Tiền phong