Cận cảnh đường sắt Cát Linh-Hà Đông tiến độ kiểu "rùa bò" hơn thập kỷ
Sau nhiều lần điều chỉnh tiến độ cũng như tổng vốn đầu tư, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ đến bao giờ mới có thể chính thức vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội.
- 15-09-2019Bộ GTVT phải báo cáo tiến độ chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong tháng 9
- 17-08-2019Chuyên gia giao thông: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ rất khó hiểu
- 10-08-2019Bộ Giao thông 'nhận lỗi' việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục vỡ tiến độ
Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Ban đầu, dự kiến triển khai dự án từ tháng 11-2008 đến tháng 11-2013 hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (trong đó gồm nguồn vốn chính phủ kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc).
Tuy nhiên, với tiến độ chậm, đến tháng 10-2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỉ đồng). Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao; có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có 4 toa, tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ.
Sau nhiều lần trễ hẹn, đến nay dù giới chức nói đã hoàn thành được 99% khối lượng của dự án, song vẫn chưa có ai khẳng định được thời điểm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ đi vào vận hành thương mại.
Sau đây là những hình ảnh mới nhất về dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mà Báo Người Lao Động nghi nhận:
Toàn cảnh nhà ga Cát Linh-Hà Đông
Dự án chậm tiến độ, được dời lịch khởi công từ tháng 10-2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6-2014
Từ khi khởi công đến nay, dự án đã qua 8 lần điều chỉnh tiến độ và đến thời điểm này vẫn chưa rõ bao giờ mới có thể chính thức vận hành
Mặc dù hiện tại, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp; 99% vật tư, thiết bị đã chuyển đến công trường; lắp đặt đạt 90% khối lượng thiết bị; đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019
Mới đây UBND TP Hà Nội đã đưa ra phương án vay lại gần 100 triệu USD để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Cụ thể, với gần 100 triệu USD kinh phí sẽ chi cho các hạng mục như hệ thống kiểm soát vé tự động, hệ thống thiết bị công nghệ bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy-toa xe, đào tạo và chuyển giao công nghệ
Theo báo cáo của sở GTVT TP Hà Nội, TP Hà Nội chưa nhận được thông tin chính thức gì từ phía bộ Giao thông Vận tải về thời gian vận hành chính thức của dự án
Cận cảnh bên trong nhà ga Cát Linh-Hà Đông
Người lao động