MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần cảnh giác với cục cứng nổi ở cổ: Cách nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp

26-06-2019 - 13:07 PM | Sống

Ung thư tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến và việc nhận biết sớm là vô cùng quan trọng. Người đàn ông này vì lờ đi dấu hiệu cảnh báo mà đã phải nhận hậu quả nghiêm trọng.

Chủ quan không khám, cục u ở cổ biến thành ung thư

Dù trong thời đại nào, con người đều theo đuổi những mục tiêu sức khỏe giống nhau, đó là chúng ta đều hy vọng rằng bản thân mình có thể sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Khi chúng ta nghe thấy bác sĩ nói đến hai từ ung thư, người bệnh sẽ phải đối mặt với một sự thay đổi lớn.

Tuy nhiên, do thói quen ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ung thư đã trở thành một căn bệnh có nguy cơ cao mà bất kỳ ai cũng có thể mắc. Trong số đó, ung thư tuyến giáp là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến. Do đó, chúng ta phải chú ý đến nó, đặc biệt là khi vùng cổ nổi cục bất thường thì cần phải cảnh giác.

 Cần cảnh giác với cục cứng nổi ở cổ: Cách nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp - Ảnh 1.

Mới đây, ông Vương (người Trung Quốc) đã đến bệnh viện để kiểm tra sau khi phát hiện bản thân có một cục cứng nổi lên ở cổ. Trên thực tế, các khối u trên cổ của ông Vương đã phát triển trong một thời gian dài, nhưng vì không đau, nên ông đã không chú ý đến nó.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, ông cảm thấy bị đau nhẹ và nhận ra rằng nó có điều gì đó bất thường, nên đã đến bệnh viện để điều trị.

Sau khi được bác sĩ kiểm tra siêu âm màu tuyến giáp, tình trạng cục u của ông Vương được chẩn đoán là trong tình trạng khối u tuyến giáp mức độ 4, và cần xem xét thêm để loại trừ khả năng ung thư tuyến giáp.

Nghe xong điều này, ông Vương đã bị sốc, và ông không bao giờ tưởng tượng rằng một vết sưng nhỏ ở cổ lại có thể dẫn đến một tương lai nghiêm trọng như vậy.

Các bác sĩ cho rằng trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần hết sức coi trọng và chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận, đặc biệt là khi xuất hiện của cục u trên cổ.

 Cần cảnh giác với cục cứng nổi ở cổ: Cách nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp - Ảnh 2.

Để phòng ngừa và phát hiện sớm, bạn có thể tự kiểm tra tại nhà để xem bạn có khả năng phát triển ung thư tuyến giáp hay không. Các phương pháp tự kiểm tra sau đây cần được ghi nhớ để áp dụng.

4 cách quan sát khối u ở cổ để ngăn ngừa nguy hiểm

1. Nhìn vào kích thước to nhỏ

Khi cổ của bạn xuất hiện dấu hiệu không bình thường, có thể cảm nhận rõ ràng sự hiện diện của khối u, điều này cho thấy tuyến giáp có bệnh.

Nếu kích thước của khối u khoảng bằng 1 cm, khả năng ác tính thấp hơn. Nếu kích thước của khối vượt quá 1 cm, cần kiểm tra thêm. Khi khối lượng khối u quá lớn, nguy cơ ung thư tuyến giáp cao, và sàng lọc ung thư có thể được thực hiện nếu thấy cần thiết.

 Cần cảnh giác với cục cứng nổi ở cổ: Cách nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp - Ảnh 3.

2. Nhìn vào hình dạng

Ngoài việc nhìn vào kích thước, bạn cũng có thể thấy hình dạng của nó. Nhìn chung, ranh giới của các khối u lành tính là rõ ràng hơn, trong khi ranh giới của các khối u ác tính là không rõ ràng và có sự kết dính với các mô xung quanh. Nên đánh giá cụ thể kết quả bằng thông số dữ liệu siêu âm tuyến giáp.

3. Cảm nhận độ cứng

Khi nhìn thấy khối u, bạn cũng có thể đánh giá bằng cách cảm nhận độ cứng của nó. Trong trường hợp bình thường, nếu bạn chạm vào cổ bằng tay và các khối u rõ ràng là cứng, bạn có thể có dấu hiệu bị ung thư tuyến giáp. Nên xác nhận chẩn đoán bằng kiểm tra chuyên môn tại bệnh viện.

4. Quan sát tốc độ tăng trưởng

Y học lâm sàng đã chỉ ra rằng nếu mọi người bị rối loạn tuyến giáp nói chung, sự tăng trưởng của khối u sẽ tương đối chậm.

Nếu các triệu chứng ung thư xuất hiện, khối lượng khối u sẽ phát triển với tốc độ rất cao. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy sự gia tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng của khối lượng khối u (to lên nhanh), bạn cần thận trọng.

Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có vấn đề về tuyến giáp, đừng để thời gian trôi đi, phải đi khám sớm để không gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, bạn phải đối mặt với nó một cách tích cực, hợp tác với lời khuyên điều trị của bác sĩ và cố gắng phục hồi nhanh chóng!

*Theo BS Gia đình (TQ)

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên