Cận cảnh: Hiện trạng dự án Metro 33.000 tỷ đồng ở Hà Nội bị thanh tra
Cơ quan chức năng sẽ thanh tra toàn diện dự án bị ví như "rùa thập kỷ" đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội trong 40 ngày.
- 20-05-2017Dự án Metro hơn tỷ đô ở Hà Nội bị thanh tra
- 28-03-2017Biển báo gây sợ hãi tại dự án metro Nhổn – Ga Hà Nội
- 02-01-2017TP.HCM: Đầu tư Dự án metro số 5 trị giá 41.607 tỷ đồng
Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký Quyết định thanh tra các nội dung tố cáo của công dân, liên quan đến việc thực hiện dự án Đường sắt đô thị Hà Nội
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ thanh tra việc thu hồi đất, thực hiện dự án đầu tư xây dựng điểm dịch vụ du lịch sinh thái Song Phương thuộc huyện Hoài Đức.
Đoàn thanh tra do ông Trần Hữu Lợi - thanh tra viên cao cấp, Phó Cục trưởng Cục I - Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn. Thời gian thanh tra là 40 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố quyết định.
Tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội được khởi công từ năm 2006 và được xác định đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành.
Nhưng sau đó, Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội phải lùi tiến độ đến năm 2015, 2017 và đến nay xác định đến 2021 cố gắng hoàn thành.
Công trình bị gọi là “dự án rùa thập kỷ” có chiều dài khoảng 12,5 km chạy dọc quốc lộ 32 từ Nhổn qua các đoạn đường Hồ Tùng Mậu – Cầu Giấy – Kim Mã – Núi Trúc – Cát Linh – Trần Quý Cáp và kết thúc ở ga Hà Nội.
Riêng đoạn đi trên cao từ Nhổn tới Cầu Giấy dài 8,5 km gồm 8 ga S1 đến S8. Đoạn đi ngầm dưới lòng đất dài 4 km gồm 4 ga từ S9 đến S12, trong đó có 2 ga kết nối và trung chuyển là Cầu Giấy và Cát Linh.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,176 triệu Euro (khoảng 33.000 tỷ đồng) trong đó vốn vay ODA 899,68 triệu Euro (khoảng hơn 25.000 tỷ đồng) từ Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp – AFD, Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB), Ngân hàng đầu tư Châu Âu và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Vốn đối ứng trong nước gần 280 triệu Euro (khoảng 7.800 tỷ đồng) lấy từ ngân sách thành phố.
Cho tới thời điểm bị thanh tra, dự án này mới thực hiện được hơn 30% các hạng mục.
Các thanh dầm bê tông cốt thép dài 25 m, rộng 5,2 m, cao 1,8 m, trọng lượng 157 tấn.
Các thanh dầm đầu tiên được lắp đặt là một trong 21 loại dầm khác nhau, dài từ 11,7 đến 25 m, cao 1,8 m, bề rộng bản đáy 5,2 m, đỉnh dầm 5,5 m, nặng từ 70 - 150 tấn.
Hiện trạng dự án trên tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy.
hời gian qua người dân sinh sống dọc đường Kim Mã liên tục gửi đơn thư phản ánh thiết kế ga ngầm S9 có hệ thống thông gió (phía nam nhà ga) xây dựng vào giữa khu dân cư, phải thu hồi nhà ở của nhiều hộ dân. Điều này khiến khoảng cách từ hệ thống thông gió đến nhà dân chỉ từ 0m đến không quá 2m.
uy nhiên, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị, phần về tàu điện ngầm (QCVN 08:2009/BXD) quy định: “Khoảng cách từ các trạm thiết bị thông gió trên mặt đất của thông gió đường hầm đến các phố và đường chính, các bến xe ô tô kín hoặc hở, các khu vực thương mại, và các cửa sổ của nhà dân và công trình không được nhỏ hơn 25 m; đến các trạm tiếp nhiên liệu cho ô tô, các kho chứa dầu và các sản phẩm dầu và các sản phẩm dầu, khí đốt, vật liệu gỗ, đường dẫn khí và dầu, các hạng mục công trình chế biến dầu và công nghiệp hóa chất - không nhỏ hơn 100 m”.
Dự án "rùa thập kỷ" đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là 1 trong 8 tuyến mạng lưới Metro Hà Nội, theo Quy hoạch giao thông tổng thể của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016.
Ảnh Google map
Các thanh dầm đầu tiên được lắp đặt là một trong 21 loại dầm khác nhau, dài từ 11,7 đến 25 m, cao 1,8 m, bề rộng bản đáy 5,2 m, đỉnh dầm 5,5 m, nặng từ 70 - 150 tấn.
VOV