MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế 'khổng lồ' phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19

01-08-2021 - 07:45 AM | Xã hội

Ba nhà máy của một công ty chuyên sản xuất oxy y tế có thể sản xuất 310 tấn oxy mỗi ngày, dung tích bể chứa có thể đạt 4.000 tấn và hiện đang đáp ứng oxy y tế cho các bệnh viện điều trị COVID-19 ở TPHCM và các tỉnh phía Nam.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 1.

Thời gian qua có một số thông tin thiếu oxy y tế phục vụ nhu cầu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khiến người dân vô cùng lo lắng.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 2.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn phức tạp, số ca nhiễm còn tăng cao, Bộ Y tế đã thành lập nhiều đoàn công tác đến các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng oxy y tế để khảo sát, đánh giá về khả năng cung ứng oxy y tế cho nhu cầu chống dịch hiện nay.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 3.

Qua kiểm tra một số cơ sở sản xuất oxy y tế, đại diện Bộ Y tế khẳng định nguồn sản xuất, cung cấp oxy y tế đủ để đáp ứng nhu cầu các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM để điều trị bệnh nhân COVID-19.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 4.

Đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho các công ty cung ứng, vận chuyển kịp thời khi nhu cầu điều trị tăng cao cũng như sẵn sàng tăng gấp đôi năng lực sản xuất oxy y tế nếu cần.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 5.

Theo ông Nguyễn Trung Hoan, Giám đốc kỹ thuật, Công ty Nippon Sanso Việt Nam, khu vực phía Nam công ty có 3 nhà máy và có thể sản xuất lên đến 310 tấn oxy lỏng/ngày, dung tích có thể chứa được lên tới 4.000 tấn.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 6.

Trước tình hình dịch bệnh tăng cao, công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của Bộ Y tế khoảng 153 tấn/ngày.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 7.

Thời gian qua, Bộ Y tế đề nghị công ty lắp đặt hệ thống oxy y tế cho 18 bệnh viện điều trị COVID-19, tuy nhiên, hiện tại trang thiết bị của công ty chỉ đủ để lắp đặt cho 9 bệnh viện, trong đó có 2 bệnh viện quy mô 5.000 giường.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 8.

Để việc vận chuyển oxy đến các bệnh viện nhanh chóng và kịp thời, doanh nghiệp đề nghị sự hỗ trợ đường bộ từ chính quyền địa phương cũng như các trung tâm y tế, bệnh viện, khi xe vận chuyển phải có sự ưu tiên thủ tục giấy tờ, trước khi giao hàng để thời gian vận chuyển oxy từ nhà máy đến bệnh viện rút ngắn lại.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 9.

Qua khảo sát, Bộ Y tế đánh giá nguồn oxy y tế tại các doanh nghiệp cung ứng cho 18 điểm, bao gồm các bệnh viện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 và cơ sở y tế, đang ở mức cao dù quy mô sản xuất phải thu nhỏ lại theo phương châm 3 tại chỗ.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 10.

TS.BS Nguyễn Đức Sơn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế cho biết, hiện nay hoàn toàn đủ máy thở các loại để cung cấp cho khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 11.

Như tại công ty Nippom Sanso Việt Nam, đơn vị này có đủ khả năng sản xuất oxy để cung ứng cho khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là các bệnh viện hồi sức cấp cứu.

 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 12.
 Cận cảnh nhà máy sản xuất oxy y tế khổng lồ phục vụ bệnh viện điều trị COVID-19  - Ảnh 13.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, để không đứt gãy nguồn cung, tạo điều kiện tối đa cho công tác phòng chống dịch của các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TPHCM, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị sản xuất cần phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện dã chiến bệnh viện điều trị COVID-19, kiểm tra và lên phương án vận chuyển, dự trữ hợp lý, không để thiếu trong trường hợp dịch bùng phát.


Theo Ngô Bình

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên