Cần đặc biệt lưu ý những điều này khi tra cứu sổ hộ khẩu điện tử
Hiện nay, công dân có thể tự tra cứu Sổ hộ khẩu điện tử. Theo đó, công dân cần lưu ý những điều sau khi tra cứu sổ hộ khẩu điện tử.
- 26-10-2022Tháng 9/2022: Số IP Việt Nam nằm trong mạng botnet giảm còn 531 nghìn địa chỉ
- 26-10-2022Ngành quảng cáo trực tuyến lao dốc, phố Wall nghi ngờ triển vọng của các “gã khổng lồ” Google, Facebook…
- 26-10-2022Xóa ngay những ứng dụng độc hại này trên Android
Những trường hợp không thể tra cứu sổ hộ khẩu điện tử
Khi muốn tra cứu hộ khẩu điện tử để cho ra thông tin về cư trú, công dân cần mã số bảo hiểm xã hội. Do đó, những ai chưa tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không tra cứu được.
Bước 1: Truy cập vào baohiemxahoi.gov.vn, sau đó vào mục tra cứu mã số Bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Điền các thông tin bắt buộc vào ô tra cứu như tỉnh, thành phố; họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; năm sinh; mã số bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Click vào "Tôi không phải là người máy" và tiến hành tra cứu.
Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả về thông tin cơ bản của công dân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, mã hộ,…
Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú năm 2004 quy định, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi ở thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhân khẩu theo hộ gia đình, có chức năng xác định nơi ở thường trú hợp pháp của công dân.
Hiện nay, mỗi người dân được cấp một mã số định danh cá nhân, in trên thẻ CCCD gắn chíp. Do đó, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân chỉ cần xuất trình thẻ để đối chiếu thay vì dùng sổ hộ khẩu giấy như trước. Sổ hộ khẩu điện tử mới đã được tích hợp trên CCCD gắn chip.
Ngoài ra, hiện nay việc đồng bộ, chia sẻ dữ liệu Quốc gia về dân cư giữa Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn đang được thực hiện. Do đó, một số trường hợp dữ liệu chưa được đồng bộ thì sẽ không tra được số sổ hộ khẩu .
Mốc thời gian quan trọng đối với việc cấp và sử dụng sổ hộ khẩu giấy
Theo Khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, các mốc thời gian quan trọng đối với việc cấp và sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được quy định như sau:
- Từ ngày 1/7/2021: Thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin. Không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng. Trong trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Từ ngày 1/1/2023: Toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.
Theo Nghị định 37/2021/NĐ-CP, công dân được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư bằng: Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin; hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Như vậy, người dân có thể tra cứu thông tin về hộ khẩu, thực hiện nhập, xóa, chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú,… trên hệ thống của Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không cần sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Cùng với đó, mọi thông tin liên quan đến cư trú được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trí thức trẻ