Cảng hàng không Phù Cát được quy hoạch ra sao?
TPO - Sáng 23/12, lãnh đạo tỉnh Bình Định nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt quy hoạch cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- 23-12-2023Thị trường bất động sản cuối năm: Nhà đầu tư dừng cắt lỗ, cầm cự chờ giá tăng
- 23-12-2023Người mua chung cư tiếp tục có lãi khi giá căn hộ tăng?
- 23-12-2023Sắp tới, môi giới bất động sản không được hành nghề tự do
Theo quy hoạch được phê duyệt, cảng hàng không Phù Cát là cảng hàng không nội địa trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc; là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Mục tiêu thời kỳ 2021 - 2030, cấp sân bay 4C theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và sân bay quân sự cấp I.
Công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương (có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu). Phương thức tiếp cận hạ cánh CAT II.
Về quy hoạch hạng mục các công trình khu bay phần hệ thống đường cất cánh, thời kỳ này giữ nguyên cấu hình đường cất cánh hiện hữu. Quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 song song, cách đường cất hạ cánh hiện hữu 215 m về phía tây. Tiếp tục sử dụng hệ thống đường lăn hiện hữu. Quy hoạch 6 đường lăn nối và 2 đường lăn thoát nhanh. Mở rộng sân đỗ tàu bay đáp ứng 16 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Phù Cát vẫn cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp I. Công suất được nâng lên 7 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương, có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu. Phương thức tiếp cận hạ cánh CAT II. Hệ thống đường cất hạ cánh, hệ thống đường lăn giữ nguyên theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Đối với sân đỗ máy bay sẽ tiếp tục mở rộng đáp ứng 20 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Tiền Phong