Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức
Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động vào phải sống phụ thuộc suốt đời.
- 10-07-20187 thói quen nhỏ tiết lộ tính cách và bản chất của con người, giúp bạn khám phá bản thân và “đọc vị” được đối phương
- 08-07-2018Chuyên gia giải phẫu thần kinh nổi tiếng khẳng định: Thói quen rèn luyện tốt nhất vào buổi sáng chỉ bao gồm 3 bước đơn giản, thực hiện thành công thì cuộc đời thay đổi
- 04-07-2018Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm
Khi nói đến hội chứng "burn-out" - dấu hiệu kiệt sức vì công việc, ngay cả những người có ảnh hưởng trên thế giới như nữ hoàng truyền thông Arianna Huffington, cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, ca sĩ Lady Gaga hay nhà sản xuất phim Shonda Rhimes cũng không thể tránh khỏi điều này.
Hội chứng "burn-out", tạm dịch là "cháy sạch" là một dạng hội chứng tâm thần đáng lo ngại đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản là trong cơ thể có những tố chất dự trữ, mà khi mắc hội chứng "burn-out", cơ thể không còn huy động được tố chất này để hoạt động; dẫn tới ức chế hệ thống thần kinh và các enzyme sinh học, làm rối loạn hệ thống chuyển hóa.
Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động vào phải sống phụ thuộc suốt đời.
Gretchen Rubin, hiện vừa là một luật sư vừa là một trong những tác giả viết về hạnh phúc đầy cảm hứng và có nhiều ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng này thực sự có liên quan mật thiết đến tính cách của bạn.
Trong cuốn sách The Four Tendencies (Bốn xu hướng tính cách) của mình - hiện tại đang là bestseller trên New York Times - Rubin thiết lập một cấu trúc tính cách mới, phân chia mọi người vào một trong các kiểu tính cách sau dựa vào cách bạn phản ứng với sự mong đợi:
Người kiên trì: Bạn là người sẵn sàng đáp ứng cả kỳ vọng bên ngoài và kỳ vọng bên trong. Đồng thời, bạn đối mặt với deadline công việc và hoàn thành những mục tiêu năm mới đề ra một cách khá thuận lợi. Bạn ưu tiên những gì người khác mong đợi từ bạn và cũng ưu tiên những mong đợi của bản thân vì cho rằng cả hai đều quan trọng. Bạn cũng dễ dàng thay đổi thói quen.
Người chất vấn: Bạn thường xuyên đặt câu hỏi bởi vì bạn không thích làm bất cứ điều gì tùy ý, không hiệu quả hoặc không hợp lý. Bạn sẽ chỉ đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài nếu bạn nghĩ nó hợp lý và có ý nghĩa cho mình. Để thực hiên một thói quen, bạn cần những lý do.
Người có trách nhiệm: Bạn sẵn sàng đáp ứng dễ dàng với kỳ vọng bên ngoài nhưng lại đấu tranh để đáp ứng mong đợi bên trong của riêng bạn. Bạn làm việc tốt khi chịu trách nhiệm bởi người khác, nhưng bạn thấy khó khăn để đạt được kỳ vọng của bản thân.
Người chống đối: Bạn chống lại mọi kỳ vọng bên ngoài cũng như bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ làm những gì bạn muốn theo cách riêng của mình. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó, bạn rất có khả năng chống lại. Vì thế, để thực hiện thói quen, bạn cần sự tự do và sự lựa chọn.
Rubin cho rằng những người ít có khả năng cảm thấy kiệt sức là người chống đối, bởi vì họ chỉ làm những gì họ muốn. Do đó, họ ít phải chịu áp lực hơn 3 xu hướng còn lại. Đặc biệt, những thách thức khác mà họ phải giải quyết ví dụ như nhu cầu cá nhân cũng không bị giới hạn bởi người khác.
Nhiều người cho rằng người kiên trì sẽ cảm thấy kiệt sức nhất vì họ phải đáp ứng cả kỳ vọng bên trong và bên ngoài, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Khả năng để cân bằng cả hai mong đợi mới là điều khiến họ cảm thấy dần kiệt sức.
Tiếp theo, nhu cầu đặt câu hỏi liên tục với mọi thứ của những người chất vấn khiến họ dễ bị kiệt sức nhất. Tuy nhiên, Rubin nói rằng họ có khả năng ngăn chặn điều này xảy ra vì khi đạt tới mức giới hạn, họ sẽ thông báo cho sếp hoặc đồng nghiệp của mình biết. Người chất vấn chắc chắn sẽ chống lại bất cứ điều gì họ nghĩ là không hiệu quả hoặc lãng phí thời gian của họ.
Những người có xu hướng đối mặt với nhiều vấn đề nhất liên quan tới kiệt sức là những người có trách nhiệm. Với họ, những kỳ vọng bên ngoài luôn áp đảo những kỳ vọng bên trong mà không thể đảo ngược. Do đó, kiểu người này luôn trở thành đối tượng cho những kẻ khác nhờ vả hay cầu xin.
Một dấu hiệu cho thấy người có trách nhiệm đang cảm thấy kiệt sức đó là khi họ nói về nhu cầu của mình được đưa lên vị trí tiên quyết.
Rubin nói: "Khi họ bắt đầu đề cập lên cảm giác này cũng là lúc trọng lượng của kỳ vọng bên ngoài đã trở nên quá nặng".
Đối với những người có trách nhiệm, họ có thói quen luôn đặt nhu cầu của người khác lên trước và muốn quan tâm mọi người tốt hơn. Một cách nhanh chóng và dễ dàng để tránh kiệt sức đó là họ nên nghĩ tới điều họ làm có mang lại ý nghĩa cho bản thân mình trong tương lai hay không.
Một cách khác để một người có trách nhiệm tránh kiệt sức là suy nghĩ về sự cân bằng.
"Nếu bạn nói có với một người, hãy nhớ điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nói không với người khác", Rubin cảnh báo.
CNBC