Canh bạc mới của TikTok: Xâm nhập làng game, mục tiêu chiếm ngôi vương của Tencent
Thành công vang dội nhờ những video siêu ngắn, giờ đây ByteDance đang chuẩn bị tấn công vào thị trường có tốc độ sinh lời cao nhất trong thời đại di động, địa hạt mà Tencent đã thống trị trong suốt hơn 1 thập kỷ: game.
- 24-11-2019Bỏ đại học làm anh cắt cỏ thuê ‘ăn bám’ bố mẹ, thanh niên mê game trở thành ông chủ tỷ phú của công ty phát hành tựa game Fortnite đình đám thế giới
- 08-05-2019HBO để cốc cafe "du hành thời gian" trong Game of Thrones, Starbucks nghiễm nhiên thu về 2,3 tỷ USD
- 01-05-2019Thanh niên 30 tuổi còn ‘ăn bám’ bố mẹ, sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, trở thành triệu phú ‘cha đẻ’ của tựa game PUBG tỷ đô
Theo một số nguồn tin thân cận, startup có giá trị nhất thế giới đang gấp rút xây dựng bộ phận phát triển game để bước vào thị trường game hardcore (những tựa game có độ khó cao) hoặc game non-casual (game phi truyền thống). Trong vài tháng gần đây, ByteDance đã lặng lẽ mua lại các studio cũng như bản quyền phân phối tựa game. Công ty cũng đang tăng cường tuyển dụng và thu hút nhân tài từ các đối thủ, với mục tiêu xây dựng đội ngũ lên tới hơn 1.000 người. Theo dự kiến hai game đầu tiên sẽ được tung ra trong mùa xuân năm nay, nhắm đến người chơi ở cả trong và ngoài nước.
Thường được so sánh với Facebook vì có hơn 1 tỷ người dùng và thu hút cả những cô cậu tuổi teen của Mỹ vào cơn sốt mạng xã hội TikTok, ByteDance đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Có lẽ công ty đang muốn vượt ra ngoài quảng cáo giá rẻ để tìm kiếm nguồn doanh thu ổn định hơn bằng cách tấn công vào mảng kinh doanh chủ chốt của Tencent.
Theo Daniel Ahmad, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu game Niko Partners, ByteDance có thể tiếp cận dễ dàng với 400 triệu người dùng thường xuyên hàng ngày của Douyin và đây chính là đòn bẩy để thu hút người chơi và phân phối game. Bằng cách thâu tóm các công ty phát triển game đã có chỗ đứng và kinh nghiệm dày dặn, ByteDance sẽ có được điểm khởi đầu tốt.
Thị trường game ở Trung Quốc vẫn đang do Tencent thống trị, với đối thủ gần nhất là Netesae đang ở khoảng cách khá xa. Nhưng ByteDance hoàn toàn có thể đảo lộn trật tự này, khi mà công ty đã làm nên kỳ tích khi sống sót và bùng nổ ở bên ngoài "quỹ đạo" của Alibaba và Tencent – 2 tập đoàn chiếm lĩnh phần lớn thị trường internet ở Trung Quốc.
Nền tảng tin tức Toutiao hiện là kênh chủ chốt để các nhà phát hành game của Trung Quốc thu hút người dùng mới, với 63 trong số 100 công ty chi nhiều nhất cho quảng cáo game di động trong năm 2019 chủ yếu sử dụng nền tảng này để quảng cáo, theo dữ liệu của App Growing.
Vài năm gần đây, ByteDance cũng đã cho ra một số game theo phong cách truyền thống được nhiều người ưa chuộng nhờ sự giúp sức của nền tảng chia sẻ video. Tuy nhiên doanh thu từ những game này hầu hết chỉ đến từ quảng cáo. Chiến dịch mới của công ty đòi hỏi khoản đầu tư lớn hơn rất nhiều và là một phần của bước chuyển mình chiến lược.
Động thái này giúp công ty đa dạng hóa nguồn doanh thu ở thời điểm mà nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại và TikTok bị giới chức Mỹ để mắt. ByteDance cũng đang thử nghiệm 1 ứng dụng nghe nhạc có thu phí ở châu Á. Những nguồn doanh thu ổn định hơn sẽ giúp công ty có vị thế tốt hơn trước thềm IPO.
Thách thức của ByteDance là không hề nhỏ. HIện Tencent đang sở hữu 3 tựa game mobile nổi tiếng nhất thế giới là PUBG Mobile, Call of Duty: Mobile và Honour of Kings. Những trò chơi không thu phí người dùng nhưng Tencent có được nguồn doanh thu khổng lồ từ các hoạt động mua bán trong game và đó là điều mà ByteDance đang muốn bắt chước. Bên cạnh đó Tencent còn sở hữu hệ sinh thái hơn 1 tỷ người dùng WeChat với đầy đủ các yếu tố từ thanh toán, mạng xã hội, giải trí đến các dịch vụ theo nhu cầu.
Tencent và Netease còn có lợi thế về mối quan hệ bền vững với giới chức Trung Quốc. Từ năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai chiến dịch siết chặt quản lý trò chơi trực tuyến. Tencent cũng đã bị thổi bay hàng tỷ USD vốn hóa vì chính sách mới này.
ByteDance sẽ không thể tự gọi mình là người khổng lồ Internet nếu như không hiện diện trong làng game. Năm ngoái, 72% chi tiêu tiêu dùng trên các thiết bị di động là vào game, theo Apple Annie, và thị trường này rất khốc liệt. Lợi thế quan trọng nhất của ByteDance là tệp khán giả đông đảo và có tính tương tác cao, trong độ tuổi teen. Sử dụng kênh mạng xã hội Douyin/TikTok làm đòn bẩy để thu hút người chơi game cũng là cách tiếp cận thành công mà Tencent đã lựa chọn cách đây hơn 1 thập kỷ.
Tham khảo Bloomberg