Cảnh báo: Giấy gói đồ ăn nhanh có thể làm cơ thể bạn nhiễm độc tố và dẫn tới hậu quả tồi tệ không lường thế này
Các nhà khoa học cho biết, giấy gói bánh mì kẹp thịt (burger) và hộp đựng pizza chứa chất hóa học độc hại, có tên PFAS, có thể xâm nhập cơ thể.
- 13-10-2019"Trầm cảm đáng sợ thế nào?": Câu chuyện chàng trai nhiều lần tự sát vì trầm cảm bỗng thức tỉnh vì 1 câu nói của bố mẹ sẽ khiến bạn ám ảnh
- 13-10-2019Vụ nước sạch có mùi lạ: “Nếu nước dùng dư lượng clo quá mức, người dân có thể phải đối mặt với nguy cơ khó thở, tràn dịch màng phổi”
- 12-10-2019Chỉ với 10 bước đơn giản, bạn có thể đỡ ngay cảm cúm chỉ trong 24 giờ
Các nhà khoa học cho biết, giấy gói bánh mì kẹp thịt (burger) và hộp đựng pizza chứa chất hóa học độc hại, có tên PFAS, có thể xâm nhập cơ thể. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ bị vô sinh hoặc ung thư và thủ phạm được cho là bắt nguồn từ chính lớp giấy gói.
Nhóm nghiên cứu người Mỹ phát hiện thấy, trong máu những người thường xuyên đặt đồ ăn nhanh mang về có hàm lượng PFAS nhiều hơn những người nấu ăn tại nhà. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Environmental Health Perspective.
Một nghiên cứu trước đó cũng của nhóm khoa học gia này xác nhận, PFAS thường được sử dụng để làm bao bì trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh bởi chúng rất bền và không dính dầu mỡ.
Nhưng hợp chất do con người tạo ra này lại có mối liên hệ với bệnh ung thư , vô sinh, bệnh tuyến giáp và tình trạng ức chế miễn dịch.
Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu của Viện Silient Spring ở bang Massachusettes
Các nhà nghiên cứu của Viện Silient Spring ở bang Massachusettes đã phân tích dữ liệu của 10.106 người tham gia trong cuộc tổng điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NHANES). Người tham gia được hỏi về chế độ ăn nói chung của mình: Về những thực phẩm họ đã tiêu thụ trong 4 khoảng thời gian khác nhau từ 24 giờ, 7 ngày, 30 ngày và 12 tháng trước. Họ cũng cung cấp mẫu máu của mình – chúng sẽ được phân tích để tìm kiếm dấu hiệu của các chất hóa học PFAS khác nhau.
Các chuyên gia phát hiện thấy, những người ăn nhiều bữa ăn tại nhà hơn thì có hàm lượng PFAS thấp hơn đáng kể trong cơ thể. Phần lớn những bữa ăn này gồm các loại thực phẩm mua tại cửa tiệm rau củ/siêu thị.
Ngược lại, những người hay ăn đồ ăn nhanh kiểu mua mang về hay thường xuyên dùng bữa ở nhà hàng – trong đó có các tiệm pizza – có xu hướng chứa hàm lượng PFAS cao hơn.
"Rò rỉ" hóa chất
Ngoài ra, những người tiêu thụ nhiều bỏng ngô làm từ lò vi sóng hơn cũng sở hữu hàm lượng PFAS trong cơ thể cao hơn nhiều. Nguyên nhân chính là tình trạng rò rỉ hóa chất từ các túi đựng bỏng ngô.
Nhóm khoa học gia lưu ý thêm, 4 chất hóa học PFAS được phát hiện trong mẫu máu người tham gia điều trị và liên quan tới thói quen ăn nhiều bỏng ngô, trước đây đã được phát hiện trong các túi đựng bỏng ngô làm từ lò vi sóng.
Nhà nghiên cứu Kathryn RodgersStaff
Kết luận chung ở đây là đồ ăn của bạn càng ít tiếp xúc với bao bì đóng gói chúng bao nhiêu thì bạn càng giảm bấy nhiên nguy cơ phơi nhiễm PFAS cũng như các hóa chất độc hại khác
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Laurel Schaider, một nhà hoa học môi trường tại Silent Spring, cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các nguồn thực phẩm khác nhau và tình trạng phơi nhiễm PFAS trong dân số Mỹ. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra sự di chuyển của các chất hóa học PFAS từ bao bì thực phẩm vào chính thực phẩm có thể là nguồn phơi nhiễm chủ yếu với những hóa chất này của người tiêu dùng".
Nhà khoa học Kathryn Rodgers, thành viên nhóm nghiên cứu, tiết lộ thêm, những phát hiện trên giúp người tiêu dùng tránh dùng một số thực phẩm nhất định: "Kết luận chung ở đây là đồ ăn của bạn càng ít tiếp xúc với bao bì đóng gói chúng bao nhiêu thì bạn càng giảm bấy nhiên nguy cơ phơi nhiễm PFAS cũng như các hóa chất độc hại khác.
Rất hi vọng, các nghiên cứu mới này sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những nguy cơ phơi nhiễm trên cũng như buộc nhà sản xuất phải phát triển vật liệu làm bao bì thực phẩm an toàn hơn".
Một hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian các năm 2003 và 2004. Thời điểm này, nhiều nhà sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng PFAS chuỗi dài, vốn sau đó được thay thế bằng các vật liệu mới hơn.
Nhóm khoa học bày tỏ, mặc dù nghiên cứu của họ không trực tiếp phân tích bao bì thực phẩm hoặc bản thân thực phẩm để tìm kiếm dấu hiệu PFAS, nó vẫn cho kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó.
Theo Thesun
Helino