Cảnh báo mạo danh chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng và nguyên tắc "3 nhớ, 3 không" mà ai cũng cần biết để tránh bị lừa đảo!
Những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng diễn ra ngày càng tinh vi. Do đó, người dùng cần nhớ các quy tắc an toàn để phòng tránh những chiêu trò lừa đảo.
- 30-04-2024"Xem TikTok 7 tiếng/tuần, lướt đến đau cả ngón tay": Tôi đã xoá ứng dụng và cảm thấy vui sướng thế nào
- 30-04-2024Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng:Tồn thuế hay bị truy thu oan?
- 30-04-2024Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Công an hướng dẫn định danh cấp độ 3, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng
Trước thực trạng tình hình lừa đảo ngày càng gia tăng, để đảm bảo an toàn cho giao dịch trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 & 01/5, ACB cảnh báo đến khách hàng các tình huống lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, ACB gửi đến người dùng bí quyết "3 NHỚ & 3 KHÔNG" để phòng tránh bị lừa đảo.
Mạo danh cán bộ thuế, cơ quan công an, Sở thông tin truyền thông TP.HCM… dẫn dụ người dùng cài đặt: ứng dụng giả mạo là mã độc và yêu cầu cấp quyền trợ năng để theo dõi và kiểm soát thiết bị từ xa; hoặc ứng dụng có thể cho phép điều khiển điện thoại từ xa như (TeamViewer QuickSupport, AnyDesk, AirDroid, ...).
Kịch bản lừa đảo điển hình:
+ Hướng dẫn quyết toán thuế trực tuyến (mùa cao điểm): App TỔNG CỤC THUẾ, App BỘ TÀI CHÍNH...
+ Hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử: App ĐỊNH DANH CCCD, App ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ…
+ Thông báo về việc vi phạm pháp luật.
Mạo danh cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thông báo và đe dọa Khách hàng có liên quan đến một vụ án bất kỳ (đường dây mua bán ma túy, rửa tiền,... và có lệnh bắt giam). Phần lớn, đối tượng lừa đảo nhắm đến nhóm Khách hàng lớn tuổi, chưa cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ mới và ít sử dụng phương thức giao dịch trực tuyến.
Đánh vào tâm lý lo lắng của Khách hàng, đối tượng lừa đảo yêu cầu phải hợp tác để chứng minh nguồn tiền trong sạch và không liên quan đến tội phạm bằng cách:
+ Đề nghị Khách hàng đến CN/PGD gần nhất đăng ký hoặc thay đổi dịch vụ ACB ONE, đồng thời yêu cầu Khách hàng cung cấp thông tin bảo mật (tên truy cập, mật khẩu, OTP, thông tin thẻ, …).
+ Yêu cầu Khách hàng tất toán sổ tiết kiệm/ bán các tài sản (chứng khoán, vàng,…) để nộp tiền mặt vào tài khoản của chính Khách hàng.
+ Hướng dẫn Khách hàng tải các ứng dụng giả mạo là mã độc nhằm theo dõi và kiểm soát thiết bị của Khách hàng từ xa.
Sau khi KH thực hiện các hành động trên và đối tượng lừa đảo đã có toàn quyền theo dõi và kiểm soát thiết bị của Khách hàng từ xa, đối tượng lừa đảo thực hiện thao tác chuyển khoản số tiền hiện có trong tài khoản Khách hàng.
Nếu Khách hàng không sử dụng dịch vụ ACB ONE thì đối tượng lừa đảo yêu cầu Khách hàng tất toán sổ tiết kiệm/ bán các tài sản (chứng khoán, vàng,…) để nộp tiền mặt vào tài khoản người thụ hưởng do nhóm lừa đảo chỉ định.
Rủi ro/ thiệt hại :
- Bị lộ/ bị mất Thông tin bảo mật (tên truy cập, mật khẩu, OTP, thông tin thẻ, …).
- Tiền trong tài khoản/thẻ của Quý khách có khả năng bị chiếm đoạt, bị lừa mất tiền.
Bí quyết “3 NHỚ & 3 KHÔNG” giúp an toàn:
3 NHỚ:
(1) Chỉ truy cập vào website chính thức của dịch vụ Ngân hàng số đang sử dụng và ứng dụng giao dịch chính thức của ngân hàng từ cửa hàng ứng dụng Apple App Store hoặc Google Play Store.
(2) Nhập sai mật khẩu liên tiếp 05 lần để khóa quyền đăng nhập dịch vụ Ngân hàng số qua các ứng dụng, web trên hoặc liên hệ ngay Ngân hàng để tạm khóa các dịch vụ khi phát hiện dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị lừa đảo/ lộ lọt thông tin bảo mật.
(3) Chỉ tải và cài đặt các ứng dụng trực tiếp trên các cửa hàng ứng dụng chính thức Apple App Store hoặc Google Play Store (CH Play).
Cập nhật ngay các phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android, iOS (iPhone) và ứng dụng ngân hàng nhằm vá các lỗ hổng bảo mật quan trọng đã được phát hiện.
3 KHÔNG:
(1) Truy cập vào đường link lạ được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội từ nguồn tin chưa xác thực hoặc làm theo các hướng dẫn qua cuộc gọi mạo danh.
(2) Đăng nhập Tên đăng nhập, mật khẩu và OTP SMS/ OTP Safekey vào các website lạ không phải của ngân hàng
(3) Cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc:
+ Android: không tải ứng dụng bên ngoài CH Play (như qua file apk), không cấp quyền trợ năng (Accessibility) cho ứng dụng nếu không thực sự hiểu rõ bản chất các dịch vụ này.
+ iOS: không tải ứng dụng TestFlight, không cài đặt hồ sơ Quản lý thiết bị di động (MDM – Mobile Device Management) nếu không thực sự hiểu rõ bản chất các dịch vụ này.
Trong trường hợp khẩn cấp khi bị gian lận/ nghi ngờ lộ thông tin giao dịch, Quý khách liên hệ ngay đường dây nóng để được hỗ trợ.
Nhịp sống thị trường