Cảnh báo về khả năng lạm phát trên khắp toàn cầu tăng cao trong thời gian tới
Quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc và Mỹ cũng như các yếu tố gây gián đoạn hoạt động hàng hải khiến cho giá bán buôn hàng hóa tăng cao.
- 22-03-2021Giá nhà và nợ tiêu dùng quá cao tiềm ẩn rủi ro tác động tiêu cực đến kinh tế Hàn Quốc
- 22-03-2021Trung Quốc 'chờ 120 năm' cho cuộc gặp với Mỹ
- 22-03-2021Cần đầu tư bao nhiêu tiền để đẩy giá Bitcoin tăng 1%?
Giá cả hàng hóa đang tăng trên khắp thế giới, tính đến thời điểm tháng 1/2021, mức tăng ghi nhận từ 1% đến 4% so với mùa thu năm ngoái.
Theo báo Nikkei, giá dầu thô và kim loại quý tăng vọt dẫn đến giá hóa chất cũng như nhiều sản phẩm từ thép tăng. Quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc và Mỹ cũng như các yếu tố gây gián đoạn hoạt động hàng hải cũng đã khiến cho giá bán buôn hàng hóa tăng cao.
Nhìn vào chỉ số giá cả hàng hóa doanh nghiệp hoặc giá sản xuất tại nhiều nền kinh tế như Nhật, Mỹ hay nhiều nước khác tại châu Âu, có thể thấy mức tăng của các chỉ số hoàn toàn không đồng đều. Tính từ mùa thu năm ngoái đến nay, chỉ số giá sản xuất tăng khoảng 1% tại Nhật và Anh; 2% tại Đức và Mỹ; 3% tại Nga và khoảng 4% tại Pháp.
Chỉ số giá sản xuất tại Mỹ, Đức, Nga và Pháp hiện đã cao hơn so với ngưỡng vào tháng 1/2020, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Giá dầu tăng cũng khiến cho giá cả hàng hóa tăng. Cùng lúc đó, hoạt động triển khai vắc xin Covid-19 và các gói kích cầu kinh tế được đưa ra tại nhiều nước khiến nhiều người dự báo về khả năng nhu cầu dầu sẽ phục hồi.
Phần lớn các nước sản xuất dầu giờ đây đang tính đến phương án giảm sản lượng. Nhà đầu tư đồng thời cũng kỳ vọng nhiều vào thị trường hàng hóa trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới đang nới lỏng chính sách tiền tệ, giá của dầu thô trên thị trường New York hiện ở mức khoảng 60USD/thùng, cao hơn so với ngưỡng của tháng 1/2020 trước khi đại dịch Covid-19 "tàn phá" thế giới.
Việc giá dầu tăng cao kéo theo hàng loạt sản phẩm hóa dầu cũng như hàng hóa nguyên liệu khác tăng cao.
Trưởng bộ phận tài chính của công ty 3M, ông Monish Patolawala, nói: "Chúng ta đang phải chứng kiến tình trạng lạm phát tồi tệ. Mục tiêu của chúng ta là phải điều chỉnh được giá bán hàng hóa nhằm tính đến tỷ lệ lạm phát qua các năm". Như vậy ông đã nói rõ ràng về khả năng sẽ tăng giá bán sản phẩm.
Theo nghiên cứu của Wolf, giá các sản phẩm của 3M đã bắt đầu tăng tại châu Âu, Trung Đông và châu Á.
Ngoài ra, tình trạng giá lạnh tại bang Texas của Mỹ vào giữa tháng 2/2021 cũng khiến cho nguồn cung dầu và các sản phẩm liên quan thiếu hụt hơn.
Trong tháng 3/2021, Cục dự trữ liên bang Mỹ chi nhánh tại Philadelphia công bố tỷ lệ những người trả lời rằng giá cả đang tăng lên so với người cho rằng giá cả đang giảm xuống đang tăng chóng mặt so với tháng trước đó và lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 3/1980.
Cùng lúc đó, khi mà kinh tế Trung Quốc hồi phục, giá polypropylene, loại nguyên liệu sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, đã tăng đến 10% tại châu Á chỉ từ đầu năm 2021 đến nay. Chính vì vậy tại châu Âu, nguyên liệu này cũng thiếu hụt.
Theo IHS Markit, tỷ lệ hàng hóa thành phẩm hay chỉ số các đơn hàng mới hiện ở mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.
Nhịp sống doanh nghiệp