Cảnh giác với lừa đảo từ xác thực sinh trắc học
Qua gần 3 tháng triển khai đăng ký sinh trắc học theo Quyết định số 2345/2023/QĐ-NHNN, từ 1/7/2024, hầu hết các ngân hàng đã tích cực triển khai thu thập dữ liệu sinh trắc học cho khách hàng.
- 30-09-2024Chuyển khoản nhầm nhưng người nhận không chịu trả, người phụ nữ thu hồi được 400 triệu đồng sau khi nhờ công an can thiệp
- 30-09-2024“Lãi suất vay mua bất động sản 10%/năm nhưng lợi nhuận từ mua bất động sản có thể đạt 100%/năm”
- 30-09-2024Cục An toàn thông tin cảnh báo chiêu trò đánh cắp tiền thẻ tín dụng khi mua hàng online
Theo đại diện Vụ Thanh toán (NHNN), tính đến giữa tháng 8/2024, đã có khoảng 38 triệu tài khoản ngân hàng được thu thập dữ liệu sinh trắc học đối chiếu với dữ liệu, trong đó có gần 4 triệu ví điện tử. Việc thực hiện đăng ký sinh trắc học đã có đóng góp tích cực giúp hạn chế tình trạng lừa đảo, gian lận trên không gian mạng và được các khách hàng ủng hộ.
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, sau gần 3 tháng triển khai Quyết định 2345, trung bình ghi nhận khoảng 25 triệu giao dịch/ngày. So với lượng giao dịch trung bình trước thời điểm thực hiện Quyết định 2345 là gần như không thay đổi. Việc xác thực sinh trắc học gần như không làm ảnh hưởng đến số lượng giao dịch thanh toán. Hầu hết khách hàng thực hiện các giao dịch trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày đều đã được đăng ký các thông tin sinh trắc học để kiểm tra, xác thực lại chính chủ của tài khoản, thẻ, ví khi thực hiện giao dịch.
Tuy nhiên, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng chưa thể thực hiện thu thập sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ để “hỗ trợ” cài đặt sinh trắc học và thực hiện chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng. Cách thức lừa đảo được các đối tượng thực hiện qua các mạng xã hội Zalo, Facebook… để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ.
Thủ đoạn chính là đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ; đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại. Sau khi lấy được thông tin của nạn nhân, các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.
Đại diện ngân hàng ACB chia sẻ, các đối tượng đang nhắm vào việc mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học cũng như chuyển khoản ngân hàng. Theo đó, đối tượng sẽ mạo danh tạo các tài khoản ảo như nhân viên ngân hàng, hỗ trợ khách hàng,… liên hệ khách hàng qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội hoặc trà trộn tương tác với bình luận khách hàng bên dưới các bài đăng trên Fanpage chính thức của ngân hàng để hỗ trợ khách hàng đăng ký xác thực khuôn mặt.
Theo số liệu của Vụ Thanh toán, trong tháng 8/2024, NHNN ghi nhận số vụ việc gian lận chỉ còn 700 vụ việc, giảm 50% so với trung bình của 7 tháng đầu năm 2024. Ngoài ra, số lượng tài khoản liên quan đến lừa đảo, gian lận được sử dụng trong tháng 8 chỉ còn khoảng 682 tài khoản, giảm khoảng 72% so với số lượng trung bình 7 tháng đầu năm 2024. |
Mục đích của đối tượng là yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng… hoặc có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ. Qua đó, chúng dẫn dụ khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng giả mạo hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại,…
Theo Bộ Công an, thời gian qua cơ quan an ninh đã phát hiện những nhóm lừa đảo hoạt động chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu các chính sách mới để từ đó cho ra các kịch bản lừa đảo. Đơn cử như việc đăng ký sinh trắc học, ngay khi quy định có hiệu lực, đã có 4 hình thức lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học bùng phát. Trong đó, một số đối tượng ở nước ngoài đã liên hệ với các cá nhân ở Việt Nam để nhanh chóng triển khai phương thức lừa đảo, giả danh nhân viên ngân hàng thực hiện hỗ trợ cập nhật sinh trắc học cho người dân.
Theo Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), việc lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng giờ đây đã trở thành một "nghề kiếm tiền" của nhiều đối tượng. Các kịch bản được các đối tượng lừa đảo lập ra với nhiều hình thức đa dạng. Các đối tượng giả danh cũng ngày càng chuyên nghiệp, thành thạo. Theo đó người dân cần hết sức cảnh giác để tự bảo vệ tài khoản của mình.
Về phần mình, các ngân hàng khẳng định nhân viên ngân hàng khi hỗ trợ khách hàng cập nhật dữ liệu không bao giờ gửi đường dẫn yêu cầu đăng nhập, cung cấp user, mật khẩu, số căn cước công dân, mã OTP hay bất kỳ thông tin cá nhân nào khác. Đồng thời, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác trước các hình thức giả mạo, lừa đảo như trên.
Thời báo ngân hàng
Sự kiện: Bảo vệ ví tiền
Xem tất cả >>- Chủ nhà nghỉ gọi công an xuống làm việc vì thấy khách hàng biểu hiện lạ, bị thúc giục chuyển 500 triệu đồng, kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo
- Từ 01/01/2025, ngừng giao dịch trên tài khoản, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng nếu chưa xác thực sinh trắc học hoặc giấy tờ tùy thân hết hạn
- Nguyên nhân nào khiến rủi ro thanh toán thẻ gia tăng?
- Phó Thống đốc NHNN: Rà soát chữ ký điện tử, "làm sạch" tài khoản doanh nghiệp
- Bà cụ đến ngân hàng yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm 380 triệu, nhân viên VietinBank thấy dấu hiệu bất thường lập tức báo công an