Cảnh giới cao nhất của người khôn ngoan: Không đo lường cuộc sống của người khác bằng nước bọt của bản thân
Đỉnh cao của sự tu dưỡng đó là đừng bao giờ áp đặt những giả định chủ quan của mình lên người khác, cũng đừng đo lường cuộc sống của người khác bằng nước bọt của chính mình.
Người xưa đã có một câu nói đến nay vẫn còn linh ứng, đó là: "Càng nói nhiều càng chết". Một người càng nói nhiều, khả năng họ sẽ gặp phải đau khổ càng cao. Mặc dù nói là một biểu hiện của một người thân thiện, dễ mến nhưng nói cũng phải có chừng mực, có suy nghĩ và có mức độ. Nếu không nói được điều gì hay ho thì im lặng sẽ tốt hơn, nó giúp bạn không thốt ra những câu khó nghe, từ đó không phá vỡ mối quan hệ của bạn và người khác. Nói để lọt tai đã khó, im lặng lại càng khó hơn.
1. Việc không vui đã qua rồi thì đừng hỏi lại, việc này làm tổn thương gián tiếp người khác
Cuộc sống không làm cho ai hài lòng một cách tuyệt đối cả, đôi lúc có những chuyện không mong muốn lại xảy ra và đã xảy ra rồi. Không phải ai cũng có thể bình tĩnh và thoải mái chia sẻ nỗi đau với người khác bởi họ sợ bị tổn thương thêm một lần nữa bởi những câu hỏi vô ý của người khác. Nên người ta thà âm thầm ôm đau thay vì phơi bày ra ngoài.
Trên Intermet có một tin tức như sau: Sau trận động đất ở Vấn Xuyên, Trung Quốc, nhiều người mất nhà cửa và người thân. Những người sống sót sau thảm họa đã sợ hãi tột độ, hoảng loạn và run rẩy, họ chỉ muốn quên chuyện này càng sớm càng tốt và trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, một số phóng viên và truyền thông vô đạo đức đã liên tục đặt câu hỏi và phỏng vấn họ về các chi tiết của trận động đất khi họ chưa bình tâm lại.
Một số người sống sót cho biết: Những cuộc phỏng vấn dồn dập khiến họ giống như trở về đêm đó và quá khứ đau buồn lại ùa về, họ không muốn nhớ nhưng nó đã hiện về và đang nhấn chìm họ. Có nhiều người đã sang chấn tâm lý.
Bộ phim có tên "22" đã được phát hành. Đạo diễn cho biết: Việc quay phim rất khó khăn và nhiều người không muốn nói về sự cố động đất vừa qua.
Mọi người đều có một nỗi đau mà muốn quên đã khó, chia sẻ lại càng khó hơn. Nếu bạn muốn đề cập đến nó, hãy khéo léo và đừng chạm vào nỗi đau của người khác. Hỏi xoáy vào nỗi đau của người khác hay kiếm tiền trên nỗi đau của họ là một loại thờ ơ và là hành động rất tàn nhẫn.
Sau trận động đất ở Vấn Xuyên, nhiều người đã được điều trị vì sang chấn tâm lý.
Hãy từ bỏ câu hỏi mang tính nhạy cảm và kiên nhẫn lắng nghe để chữa lành vết thương của họ thay vì để thỏa mãn sự tò mò của bạn. Chia sẻ để giúp ai đó vơi bớt nỗi buồn chứ không phải xát muối vào vết thương lòng của họ.
2. Biết người, xin đừng buông lời cợt nhả
Có những chuyện chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà phải ở trong hoàn cảnh đó bạn mới biết rõ được. Bạn thấy hai người khác có vẻ thân thiết nhưng chắc gì họ đã thân. Là người ngoài cuộc, chúng ta khó có thể biết tất cả mọi thứ.
Đối mặt với những điều chưa biết, bớt lời cũng là một loại tu luyện.
Tôi đã nghe một tin tức: Có một chị ban ngày làm việc, tăng ca nhưng sau đó lại đến phòng tập và tập rất lâu. Cuối cùng chết vì tập thể dục quá mức. Đài truyền hình đã đến phỏng vấn và những người trong phòng tập thể dục đã chia sẻ về sự việc này.
Một số người nói rằng cô muốn trả thù chồng vì chồng đang ngoại tình.
Một số người nói rằng cô muốn làm đẹp vì mấy mụ hàng xóm xung quanh cứ chê cô béo lên và cô không thon thả như các mụ, vì thế cô tập luyện đến mức kiệt sức và qua đời… Rất nhiều suy đoán và nhiều bình luận buông lời cợt nhả và chế giễu chị này.
Sau đó, bệnh viện đã lên tiếng để làm rõ nghi vấn của mọi người. Chị này làm như vậy là vì con trai chị cần phải ghép gan. Chị đã tập thể dục để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ để cứu mạng con trai mình.
Để cho con được ghép gan càng sớm càng tốt, chị này đã tập luyện để giảm từ 90kg xuống còn 70kg trong vòng 2 tháng và tập thể dục cả ngày lẫn đêm, dẫn đến tình trạng làm việc quá sức.
Bạn rằng mình biết rõ sự thật nên bạn đưa ra rất nhiều bình luận và muốn đánh giá người khác. Nhưng cái bạn nhìn thấy chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bạn không ở trong hoàn cảnh đó cũng như không chứng kiến được chuyện gì đã xảy ra, lại vội vàng kết luận hạ thấp người khác. Khi sự thật được phơi bày và không như bạn suy nghĩ, bạn có nghĩ đến hậu quả không và thiệt hại cho người khác bạn có thể đền bù không?
Người xưa nói: "Tĩnh tâm hãy tự soi lại mình những lúc nhàn rỗi luận thị phi".
Đỉnh cao của sự tu dưỡng đó là đừng bao giờ áp đặt những giả định chủ quan của mình lên người khác, cũng đừng đo lường cuộc sống của người khác bằng nước bọt của chính mình.
3. Nhìn thấu bản chất là khôn ngoan, kiểm soát tốt cái miệng là giỏi
Đừng tung những thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến người khác. Bạn đừng nghĩ rằng mình muốn nói gì về người khác thì nói. Đôi khi chỉ vì một câu nói bâng quơ trong lúc nhàn rỗi của bạn mà ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác.
Tôi có một cô bạn học chung lớp đại học. Cô này vừa học vừa đi dạy thêm để có tiền trang trải học phí. Tính cô này cũng khá nhiệt tình với bạn bè và thật thà nên cũng dễ bắt chuyện. Cô chơi với đám bạn cùng làm thuyết trình nhóm và dần dần cả bọn thân nhau. Đặc biệt, trong nhóm có một cô tên Nhàn, người có cùng sở thích, quan điểm với cô này vì vậy ban đầu họ rất hợp nhau và thân nhau như chị em ruột. Nhưng một lần trong chuyến đi chơi Đà Lạt, cô này đang buồn chuyện gia đình và tình cảm nên tâm sự với Nhàn. Vài ngày sau, quay về trường đại học, đám bạn của cô Nhàn đột nhiên chạy đến hỏi bạn tôi rằng đã chia tay chưa, sao chia tay, rồi sao lại đi làm, bộ thiếu tiền hả?... Cô ấy đã bị sốc mấy ngày liền. Cô không biết từ khi nào thì chuyện riêng của cô và những lời đồn thổi về công việc làm thêm của cô nhanh chóng truyền sang tai người khác.
Cô nói rằng cô đã kể cho một người nghe và người đó hứa giữ bí mật còn tôi là sau này cô mới kể. Làm thế nào tin đồn lan nhanh đến vậy? Nghe vậy, tôi đoán đó là "người chị em tốt" bên cạnh đã lan truyền điều đó chứ chẳng phải ai khác. Kể từ đó, nếu có bất cứ điều gì, cô ấy chỉ giữ cho riêng cô và không ai có thể tiếp cận cô thêm lần nào nữa.
Trên thực tế, nhiều người nói chuyện với chúng ta, họ thường giấu cảm xúc hoặc giả vờ để che đậy những suy nghĩ thực sự của họ để đối phương thổ lộ lòng mình. Còn nhiều người như cô bạn tôi, vô tư nói mà không nghĩ đến hậu quả. Đó chưa đáng sợ đâu. Điều đáng sợ nhất là khi bạn nói, bạn quên mất mình trong vài phút khi người khác hỏi dồn dập và chi tiết. Nếu bạn vô tình sử dụng từ sai hay nói những điều lẽ ra không nên nói, người nghe sẽ hiểu theo một chiều sai lệch và một tin đồn mới sẽ được tạo ra bằng cách "tam sao thất bản".
Tôi thích câu nói của một nhà văn nào đó, ông bảo hãy giống như chiếc bình, nhỏ miệng nhưng bụng to. Tất cả mọi thứ bạn nghe được đều bị nuốt vào bụng, và khi bạn đổ nó ra chiếc cốc, nó sẽ thu hẹp lại để chảy ra khỏi bình.
Bạn lắng nghe những chuyện riêng tư của người khác, đừng đi lòng vòng hay hỏi sâu vào chỉ để thỏa mãn sự hiếu kì của bạn. Điều quan trọng hơn, đừng biến mình thành kẻ bội bạc, thất hứa và giả tạo. Những chuyện hứa được thì phải làm được, đừng tọc mạch. Có như vậy bạn sẽ có được sự tin tưởng nhiều hơn.
Trí thức trẻ