Cạnh tranh cùng một mặt hàng, Việt Nam dự tính xuất ít hơn Thái Lan, nhưng bán được giá cao hơn hẳn
Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu hàng đầu.
- 09-11-2024Chưa kịp mừng vì được Trung Quốc 'giải cứu' dầu thô, quốc gia này chuẩn bị đón nhận thêm lệnh trừng phạt từ Mỹ, xuất khẩu dự báo giảm mạnh
- 06-11-2024Không phải điện thoại máy tính, 3 cường quốc công nghệ đều đang săn mặt hàng điện tử này từ Việt Nam, thu về hơn 6 tỷ USD từ đầu năm
- 03-11-2024Không phải Nga, một quốc gia chịu trừng phạt đang liên tục bơm dầu đi khắp thế giới: Xuất khẩu gần 1 triệu thùng/ngày, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc liên tục chốt đơn
Thái Lan đã xuất khẩu 7,45 triệu tấn gạo trong 9 tháng đầu năm, tăng 22,13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Thương mại Thái Lan dự kiến xuất khẩu gạo năm nay sẽ tăng lên 9 triệu tấn và tạo ra doanh thu 6,4 tỷ USD, hay 230 tỷ baht, tờ The Nation dẫn lời Bộ trưởng Pichai Naripthaphan.
Ông Pichai cho biết xuất khẩu gạo từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay đã mang về cho đất nước 172,019 tỷ baht, hay 4,843 tỷ USD. Ông cho biết thêm, giá trị xuất khẩu gạo trong 9 tháng đầu năm đã tăng 45,85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vị bộ trưởng này nói thêm, các đơn đặt hàng vẫn tiếp tục từ các thị trường lớn như Indonesia, Iraq và Hoa Kỳ. Do đó, Bộ Ngoại thương và Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan tin tưởng rằng xuất khẩu gạo năm nay sẽ đạt 9 triệu tấn.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo Việt Nam năm nay dự đoán sẽ đạt hơn 8 triệu tấn, trị giá 5 tỷ USD.
Trên thị trường thế giới, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đối với gạo trắng không phải basmati (loại gạo đặc sản nổi tiếng của Ấn Độ và khu vực Nam Á) từ ngày 20/7/2023 đã có tác động sâu rộng đến giá gạo xuất khẩu toàn cầu trong hơn một năm qua, đẩy giá lên mức cao nhất trong 15 năm.
Ngày 28/9, Chính phủ Ấn Độ đã đình chỉ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với gạo xay xát không phải gạo basmati, chấm dứt lệnh cấm kéo dài hơn 14 tháng. Việc gạo tẻ thường của Ấn Độ quay lại thị trường đã gây áp lực giảm giá rõ rệt lên các loại gạo phổ thông, như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam. Thời điểm hiện tại, giá gạo xuất khẩu Việt Nam có giảm nhẹ, song vẫn ở mức cao.
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 6/11 ở mức 524 USD/tấn, giảm 34 USD so với cuối tháng 9/2024; gạo 25% tấm ở mức 495 USD/tấn và gạo 100% tấm ở mức 427 USD/tấn, giảm 25 - 30 USD/tấn so với cuối tháng 9/2024.
Tương tự, giá gạo của Thái Lan cũng giảm về mức khoảng 508 USD/tấn, giảm 32 USD/tấn so với tháng trước và đây là mức giá thấp nhất trong hơn 1 năm qua.
Giá gạo Việt Nam đang cao hơn Thái Lan
Như vậy ở thời điểm hiện tại, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn 16 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và cao hơn 46 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ. Giá xuất khẩu gạo từ các nước khác đã giảm mạnh và một số đã giảm xuống dưới 500 USD/tấn kể từ tháng 7/2023.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo đạt gần 7,8 triệu tấn, giá trị 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2024 trung bình đạt 626,2 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, hiện gạo cao cấp và gạo thơm chiếm khoảng 50% phân khúc gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đây là định hướng được ngành lúa gạo đề ra trong nhiều năm nay với mục tiêu không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng nhằm tăng giá trị xuất khẩu. Đơn cử, giữa tháng 10 vừa qua, hơn 1.000 tấn gạo chất lượng cao của DN đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ đầu tháng 10 với giá bán khoảng 800 USD/tấn.
Đối ngược với giá gạo xuất khẩu, giá gạo nguyên liệu trong nước có xu hướng tăng nhẹ, đang gây áp lực lên các DN thu mua lúa gạo và xuất khẩu.
Theo hệ thống khảo sát giá nông sản, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu hiện dao động ở mức 10.450 - 10.600 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 có giá 12.500 - 12.600 đồng/kg.
Lý giải nguyên nhân khiến giá gạo trong nước diễn biến ngược chiều so với giá gạo thế giới, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Đỗ Hà Nam cho hay, do ảnh hưởng của bão lũ trong tháng 9/2024 khiến hàng trăm héc ta lúa ở miền Bắc bị ảnh hưởng, dẫn đến nguồn cung gạo trong nước giảm.
Trong 2 tháng cuối năm, nguồn cung gạo không còn dồi dào, vì vậy một số DN xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm.
Đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định: 5 năm trở lại đây, Bộ NN&PTNT kết hợp với các tỉnh, thành và nông dân, DN đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu về nâng chất lượng gạo lên. Nhờ đó, gạo Việt Nam giá cao nhưng các quốc gia vẫn chấp nhận.
Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước, xuất khẩu gạo năm nay sẽ đạt trên 8 triệu tấn. Còn theo chia sẻ của một số DN xuất khẩu gạo ở khu vực các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, các DN đều nhận được nhiều đơn hàng mới từ các đối tác ở Philippines và Trung Quốc.
Nhịp sống thị trường