Những ngày này, có dịp về thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, người ta sẽ bắt gặp cảnh nhiều ngư dân hối hả bước vào vụ cào ốc chép.
Mỗi ghe cào ốc chép có từ 2 - 3 ngư dân tham gia. Họ phải thức dậy từ lúc 2-4 giờ sáng mỗi ngày để ra khơi, tìm đến nơi ốc chép sinh sống nhiều cào bắt. Đến giữa trưa hay đầu giờ chiều mỗi ngày, họ lại trở về với "chiến lợi phẩm" là các bao ốc chép trên ghe
Ốc chép được bỏ vào xô, mỗi xô như vậy được thu mua với giá 250.000 đồng. Ốc chép bán lẻ tại bờ có giá khoảng 10.000 đồng/lon. Cào ốc chép là nghề thời vụ, chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng ngắn ngủi, từ tháng 3-5. Mỗi ngày, có ghe cào được 5 tạ ốc chép, bán được vài triệu đồng.
Ngư dân hối hả vào vụ cào ốc chép
Theo lãnh đạo UBND xã Hải An, tại thôn Mỹ Thủy có hàng chục ghe tham gia cào ốc chép. Mỗi ngày, một ghe cào được vài tạ ốc chép, kiếm được vài triệu đồng. Tuy là nghề thời vụ nhưng cào ốc chép đã mang đến thu nhập cao cho người dân địa phương.
Ốc chép ở Mỹ Thủy không chỉ bán tại địa phương mà còn được vận chuyển vào tận TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Tại thôn Mỹ Thủy, trung bình mỗi ngày có hàng tấn ốc chép được thu mua, vận chuyển đi các nơi.
Phụ nữ làng biển sàng lọc, đãi sạch ốc chép trước khi bán cho thương lái.
Ốc chép - loài sinh vật biển chỉ nhỏ bằng nút áo, đầy sắc màu rực rỡ - là món ăn dân dã, khoái khẩu của nhiều người
Niềm vui của phụ nữ miền biển khi thấy nhiều ghe "no" ốc chép trên khoang
Ngư dân đưa ốc chép lên bờ biển để bán cho thương lái