Loại nông sản ‘làm giàu mới’ cho nông dân Việt Nam đang lên 'cơn khát' khắp châu lục: 1 tấn đắt hơn 4 lượng vàng, hương vị tốt hàng đầu thế giới
Đây là mặt hàng đang chứng kiến mức tăng khủng khiếp khi từng vượt ngưỡng 10.000 USD/tấn.
- 25-03-2024Trung Quốc cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam lên ngôi vương tại châu Á: Hàn Quốc tăng mua hơn 200%, thu gần 150 triệu USD trong 2 tháng
- 24-03-20243 cường quốc của thế giới cùng ‘tranh giành’ một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta đứng top 3 toàn cầu, thu gần nửa tỷ đô chỉ trong 2 tháng
- 23-03-2024Bị Trung Quốc 'chê' vì thuế nhập khẩu, Nga tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam gần 2,6 lần, giá cực ưu đãi
Theo Reuters, giá ca cao - nguyên liệu chính để sản xuất sô cô la tiếp tục tăng vọt và vượt qua mức 9.000 USD/tấn trong những ngày gần đây. Nguồn cung đang ngày càng trở nên khan hiếm khiến các nhà sản xuất sô cô la trở nên ‘đau đầu’.
Hợp đồng ca cao tương lai đã tăng khoảng 50% trong tháng này và đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay. Nguyên nhân là bởi thời tiết xấu và cây trồng bị sâu bệnh tại Tây Phi - nơi trồng phần lớn ca cao của thế giới khiến ngành này gặp khó khăn.
Cùng với các yếu tố khác, giá ca cao đã vượt 10.000 USD - một mức dường như không thể tưởng tượng được trong khoảng thời gian vài tháng trước - khiến ca cao trở nên đắt hơn đồng - một loại kim loại công nghiệp hàng đầu. Để so sánh, 1 tấn ca cao hiện nay ( hơn 9.000 USD/tấn) có giá hơn 4 lượng vàng cộng lại khi giá vàng thế giới hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 2.170 USD/ounce.
Sự tăng trưởng của ca cao sẽ khiến giá sô-cô-la tăng cao hơn trong suốt cả năm tới. Hiện hợp đồng ca cao tương lai tăng tới 2,8% lên 9.188 USD/tấn tại New York. Chưa dừng ở đó, tình hình nguồn cung có thể trở nên tồi tệ hơn khi các quy định sắp tới của Liên minh Châu Âu (nhằm ngăn chặn việc bán các sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng trong các cửa hàng) có thể khiến các nhà sản xuất sô cô la hàng đầu của khối gặp khó khăn hơn trong việc đảm bảo nguồn cung.
Trọng tâm của thị trường hiện đang hướng về vụ thu hoạch sắp tới tại Tây Phi, vụ thu hoạch nhỏ hơn trong số hai vụ thu hoạch hàng năm. Cơ quan quản lý của Bờ Biển Ngà - nước trồng ca cao hàng đầu thế giới dự kiến sản lượng giảm trong mùa vụ này.
Tại Việt Nam, nước ta cũng may mắn trồng được loại cây này với diện tích dao động hơn 5.000 ha. Ca cao được du nhập vào rất sớm và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, trong đó Đăk Lăk được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển giống cây này và được trồng nhiều tại các huyện Ea Kar, Krông Ana, Ea H'leo, Krông Păk.
Giống ca cao được trồng ở Việt Nam là giống lai Trinitario - giống có chất lượng cao nằm trong top 10% loại hạt hương vị trên toàn thế giới. Mặc dù hiện tại Việt Nam chỉ chiếm 0,1% sản lượng ca cao trên toàn thế giới nhưng hạt ca cao của Việt Nam lại được thế giới đánh giá cao bởi hương vị độc đáo, rất khác biệt với hạt ca cao được trồng ở châu Phi.
Tháng 10 năm 2013 tại cuộc thi Salon du Chocolat tổ chức tại thủ đô Pari của Pháp , hạt ca cao Việt Nam đã được bầu chọn là hạt cacao tốt nhất Châu Á -Thái Bình Dương. Tổ chức ca cao Thế giới ( ICCO) đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước sản xuất ca cao hương vị tốt hàng đầu thế giới.
Theo Reuters
Nhịp sống thị trường