Bị Trung Quốc 'chê' vì thuế nhập khẩu, Nga tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam gần 2,6 lần, giá cực ưu đãi
Không phải dầu thô, mặt hàng này từ Nga vào Việt Nam đang được ưu đãi đến 20%.
- 22-03-2024Ủng hộ trừng phạt nhưng vẫn lọt top 3 nhà nhập khẩu "báu vật" nông nghiệp của Nga, Mỹ bị nghi ngờ "nói một đằng làm một nẻo"
- 14-03-2024Không phải dầu thô, một mặt hàng quan trọng từ Nga tăng mạnh xuất khẩu về Việt Nam: Tăng 3.600% trong 2 tháng, phương Tây phải miễn trừng phạt vì quá phụ thuộc
- 09-03-2024Một loại nông sản từ Brazil vào Việt Nam bất ngờ tăng nóng hơn 28.000%: Nước ta nhập khẩu nửa triệu tấn trong tháng 1, Nga thống trị thị trường toàn cầu năm 2023
Trung Quốc không mặn mà than Nga do không còn thuế ưu đãi
Theo Oilprice, doanh số bán than của Nga sang Trung Quốc đã giảm 22% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi Trung Quốc tái áp thuế nhập khẩu, khiến than của Nga trở nên đắt đỏ hơn.
Thuế nhập khẩu than được áp dụng trở lại không ảnh hưởng đến Úc hay Indonesia, hai nhà xuất khẩu than lớn và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nga, vì họ có các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc.
Theo dữ liệu Hải quan chính thức từ Trung Quốc, bất chấp tổng lượng than nhập khẩu của Trung Quốc tăng vọt trong hai tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng của Nga vẫn sụt giảm. Nhập khẩu than của Trung Quốc tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhập khẩu từ Nga giảm mạnh 22% xuống 11,5 triệu tấn.
Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine. Xung đột này đã làm đảo lộn thị trường năng lượng vào năm 2022 và khiến giá than tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại vào thời điểm Trung Quốc đang phải vật lộn để tránh tình trạng mất điện. Giờ đây, thuế đã được áp dụng trở lại trong nỗ lực bảo vệ các công ty khai thác than và hoạt động sản xuất của Trung Quốc.
Hiện Indonesia là nhà cung cấp than hàng đầu cho Trung Quốc, trong khi Nga giữ vị trí thứ hai. Nga cũng đang gặp khó khăn trong việc bán than của mình cho thị trường châu Á rộng lớn hơn.
Giá than thấp hơn từ các nhà xuất khẩu lớn như Indonesia, Nam Phi và Úc đang đè nặng lên khả năng Nga bán nhiều than hơn sang châu Á, nơi đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Moscow sau khi phương Tây áp đặt lệnh cấm vận đối với than của nước này vào năm 2022.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ hiện là những nước nhập khẩu than hàng đầu từ Nga. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong một phân tích đầu năm nay rằng các quốc gia này đã nhận hơn 80% lượng than xuất khẩu của Nga từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, so với 47% từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022.
Than Nga vào Việt Nam tăng gấp 3 lần
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than các loại về Việt Nam trong tháng 2 đạt 4,1 triệu tấn với trị giá hơn 614 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 9,2 triệu tấn than với trị giá hơn 1,2 tỷ USD, tăng 95,9% về lượng và tăng 60,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tại thị trường Việt Nam, than của Nga cũng phải cạnh tranh cùng với Úc và Indonesia. Trong 2 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu than từ Nga đã tăng vọt gấp đến 3 lần so với cùng kỳ. Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu từ Nga 913.081 tấn than với trị giá hơn 190 triệu USD tăng 161% về lượng (tương đương 2,6 lần) và tăng 113% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Nga là nhà cung cấp than lớn thứ 3 của Việt Nam sau 2 tháng đầu năm, vẫn xếp sau Úc và Indonesia.
Giá nhập khẩu đạt 208 USD/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Nga là quốc gia có trữ lượng than đứng thứ 3 (182 tỷ tấn) và là nhà khai thác, sản xuất than lớn thứ 6 trên thế giới (chiếm 4,5% sản lượng khai thác than trên quy mô toàn cầu). Theo Bộ Năng lượng Nga, dự trữ than của nước này đủ sử dụng trong 300 năm và không có mối đe dọa nào về an ninh năng lượng.
Tham khảo: Oilprice, Reuters, TCHQ
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư