MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải dầu thô, một mặt hàng quan trọng từ Nga tăng mạnh xuất khẩu về Việt Nam: Tăng 3.600% trong 2 tháng, phương Tây phải miễn trừng phạt vì quá phụ thuộc

14-03-2024 - 06:00 AM | Thị trường

‘Báu vật’ của các loại nông sản từ Nga đã chứng kiến mức nhập khẩu tăng phi mã trong 2 tháng đầu năm.

Không phải dầu thô, một mặt hàng quan trọng từ Nga tăng mạnh xuất khẩu về Việt Nam: Tăng 3.600% trong 2 tháng, phương Tây phải miễn trừng phạt vì quá phụ thuộc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Một trong những mặt hàng có mức tăng nhập khẩu mạnh nhất trong 2 tháng đầu năm phải kể đến phân bón. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam trong tháng 2/2023 đạt 281.588 tấn với trị giá hơn 91,5 triệu USD, giảm 32,1% về lượng và giảm 33,8% về trị giá so với tháng 1. Tuy nhiên lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ra nhập khẩu 687.236 tấn phân bón, tương đương trị giá hơn 226 triệu USD, tăng mạnh 113,9% về lượng và tăng 82,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá nhập khẩu bình quân phân bón đạt 325 USD/tấn, giảm nhẹ 7 USD/tấn so với tháng trước.

Tong số các thị trường, Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với 291.224 tấn, tương đương với trị giá hơn 380 triệu USD. Tuy nhiên một ông trùm khác đang chứng kiến mức xuất khẩu tăng phi mã vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm không ai khác là Nga.

Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, Nga đã xuất sang Việt Nam 120.803 tấn phân bón với trị giá hơn 75,3 triệu USD, tăng 3.660% về lượng và tăng 3.650% về trị giá so với cùng kỳ năm trước - mức tăng mạnh nhất trong số các nhà cung cấp của Việt Nam.

Không phải dầu thô, một mặt hàng quan trọng từ Nga tăng mạnh xuất khẩu về Việt Nam: Tăng 3.600% trong 2 tháng, phương Tây phải miễn trừng phạt vì quá phụ thuộc- Ảnh 2.

Trong năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Nga 288.727 tấn phân bón, tương đương với hơn 132 triệu USD. Như vậy kết thúc 2 tháng đầu năm, sản lượng và trị giá đã bằng một nửa của năm 2023 cộng lại.

Giá nhập khẩu bình quân trong tháng 2 đạt 645 USD/tấn, giảm 7% so với cùng kỳ.

Không phải dầu thô, một mặt hàng quan trọng từ Nga tăng mạnh xuất khẩu về Việt Nam: Tăng 3.600% trong 2 tháng, phương Tây phải miễn trừng phạt vì quá phụ thuộc- Ảnh 3.

Nga là cường quốc xuất khẩu phân bón của thế giới, cùng với lúa mì, đây là 2 ‘vũ khí tối thượng’ hiếm hoi giúp Nga có thể yên tâm về doanh thu sau những bão tố trên thị trường năng lượng sau khi bị châu Âu trừng phạt ngành dầu mỏ.

Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Nga đã phải chịu các lệnh trừng phạt từ châu Âu ở một số ngành hàng. Tuy nhiên ngay sau đó, thực phẩm và phân bón xuất khẩu từ Nga đã được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của phương Tây để hỗ trợ an ninh lương thực, đặc biệt là cho các nước nghèo. Moscow đã và đang tăng cường xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Nga chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ của thế giới, đồng thời xuất khẩu đứng đầu toàn cầu. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga ước tính đạt khoảng 55 triệu tấn. Châu Âu và Mỹ phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung từ Nga. Cụ thể, châu Âu nhận 25% urê, 15% amoni nitrat, 1/3 phân lân và 35% kali từ Liên bang Nga. Thị phần kali của Nga ở Mỹ là 6%, photphat là 20% và urê chiếm 13%.

Nguồn cung phân bón trong năm 2024 được dự báo sẽ ngày càng thắt chặt khi 2 nhà cung cấp lớn là Trung Quốc và Nga ngày càng hạn chế xuất khẩu. Cụ thể, Nga đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5/2024 để bảo vệ thị trường nội địa trong khi Trung Quốc cũng tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá.

Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước.

Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Ai Cập đã quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt đối với tất cả các nhà sản xuất phân ure tại nước này, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu.

Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Thế giới, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ phân bón trên thế giới sẽ chậm lại trong trung hạn, từ mức 4% trong năm tài chính 2023 xuống 1,3% trong năm tài chính 2027.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên