Vượt Nga và Trung Đông, quốc gia này trở thành 'ông trùm' thống trị thị trường dầu mỏ, mỗi ngày bơm 13 triệu thùng ra thế giới
Quốc gia này đã giữ vững danh hiệu nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới 6 năm liên tiếp vào năm 2023.
- 11-03-2024Một mặt hàng của Malaysia ồ ạt tràn vào Việt Nam với giá rẻ kỷ lục: nhập khẩu tăng 1.000%, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD thu mua đầu năm
- 10-03-2024Một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ đắt hàng tại Italy: Châu Âu tăng nhập khẩu gấp 300 lần, là báu vật gần 2/3 thế giới săn đón
- 09-03-2024Một loại nông sản từ Brazil vào Việt Nam bất ngờ tăng nóng hơn 28.000%: Nước ta nhập khẩu nửa triệu tấn trong tháng 1, Nga thống trị thị trường toàn cầu năm 2023
Hoa Kỳ đã sản xuất nhiều dầu thô hơn bất kỳ quốc gia nào khác vào năm 2023, với sản lượng trung bình 12,9 triệu thùng mỗi ngày, tăng từ 12,3 triệu thùng/ngày vào năm 2019, lập kỷ lục toàn cầu vào thời điểm đó, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Đây là năm thứ sáu liên tiếp Mỹ đạt được vị trí này.
Mỹ cũng lập kỷ lục sản lượng toàn cầu hàng tháng trong tháng 12, đạt 13,3 triệu thùng/ngày trong tháng đó.
Theo EIA, khả năng bất kỳ quốc gia nào khác đánh bại kỷ lục hàng tháng này trong thời gian ngắn là rất thấp. Đơn vị duy nhất có khả năng đạt công suất 13 triệu thùng/ngày của Mỹ là công ty nhà nước Saudi Aramco. Tuy nhiên, gần đây họ đã thông báo họ đang tạm dừng các kế hoạch mở rộng công suất sản lượng, vốn có thể nâng công suất lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027.
Ông Jim Burkhard, Phó chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường dầu mỏ của công ty S&P Global Commodity Insights cho biết: “Mỹ không chỉ khai thác nhiều dầu hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử, mà lượng dầu xuất khẩu (gồm dầu thô, sản phẩm tinh chế và chất lỏng khí tự nhiên) của nước này cũng gần bằng tổng sản lượng của Saudi Arabia hoặc Nga”.
Năm ngoái, Mỹ, Saudi Arabia và Nga chịu trách nhiệm sản xuất 40% (32,8 triệu thùng/ngày) sản lượng dầu thô của thế giới, tiếp theo là Canada, Iraq và Trung Quốc.
Sản lượng của Nga, theo EIA, đã giảm 200.000 thùng/ngày trong năm ngoái do các lệnh trừng phạt và việc Nga tự nguyện cắt giảm OPEC+. Sản lượng của Saudi giảm khoảng 900.000 thùng/ngày do hạn ngạch của OPEC+ và việc cắt giảm tự nguyện.
Sự gia tăng sản lượng ở phía Mỹ là nhờ các công nghệ khoan mới, trong đó lưu vực Permian chịu trách nhiệm chính cho sự gia tăng này.
Vào những năm 1990, Saudi Arabia thống trị thế giới về sản lượng dầu thô nhờ trữ lượng dầu dồi dào. Khi đó, lĩnh vực dầu khí đóng góp gần 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP), đồng thời mang lại tới 87% thu ngân sách và 90% thu từ xuất khẩu của quốc gia này. Tuy nhiên, vào những năm 2000, quốc gia Trung Đông bị Nga “qua mặt” trong vài năm sau khi Moscow đẩy mạnh đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng dầu khí.
Phần lớn dầu của Nga được xuất khẩu sang các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở châu Âu (60%) và Trung Quốc (khoảng 20%).
Sản lượng của Mỹ đạt đỉnh điểm vào năm 1970 ở mức 9,6 triệu thùng/ngày và sau đó rơi vào tình trạng suy giảm, giảm xuống còn 5 triệu thùng/ngày vào năm 2008, với sản lượng tăng trở lại vào năm 2009 nhờ công nghệ bẻ gãy thủy lực và tăng cường công nghệ thu hồi dầu. Theo EIA, sự tăng trưởng tiếp tục diễn ra kể từ đó cho đến khi xảy ra đại dịch COVID.
Năm 2018, nước này trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Năm 2022, Mỹ chiếm 14,7% sản lượng dầu toàn cầu, trong khi tỷ trọng của Saudi Arabia và Nga lần lượt là 13,1% và 12,7%.
Tham khảo: Oilprice
Nhịp sống thị trường