3 cường quốc của thế giới cùng ‘tranh giành’ một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta đứng top 3 toàn cầu, thu gần nửa tỷ đô chỉ trong 2 tháng
Chỉ trong 2 tháng đầu năm, 'kho bạc' này của Việt Nam thu về hơn 400 triệu USD.
- 23-03-2024Bị Trung Quốc 'chê' vì thuế nhập khẩu, Nga tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam gần 2,6 lần, giá cực ưu đãi
- 22-03-2024Loại quả '1 vốn 10 lời' được Trung Quốc, Lào ồ ạt tìm mua: Việt Nam có sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, giá tăng gần bằng sầu riêng
- 21-03-2024Loại cây gỗ mọc đầy tại Việt Nam lại là báu vật cực quý hiếm của thế giới: Thu về hơn 30 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, nước ta vượt Trung Quốc là 'trùm' toàn cầu
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 2 đạt 173 triệu USD, giảm 11% so với tháng trước do trùng với Tết Nguyên đán. Tuy nhiên nhờ tăng trưởng mạnh trong tháng 1, kim ngạch vẫn ghi nhận tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể kết thúc tháng 2 nước ta thu về 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần lượt 143% và 26% so với cùng kỳ.
Cụ thể, tháng 2/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK tăng 76% đạt 39 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc & HK ghi nhận tăng trưởng 3 con số 143% đạt hơn 81 triệu USD.
Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay khá cao. Tháng đầu tiên của năm nay, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Ecuador - nguồn cung tôm lớn nhất của Trung Quốc, nên thị trường này tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Trên thị trường Trung Quốc, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá so với các nguồn cung đối thủ tuy nhiên nhiều nhà mua hàng ở Trung Quốc đánh giá tôm Việt Nam có chất lượng cao hơn Ecuador, Ấn Độ nên đã chấp nhận mức giá cao hơn.
Năm 2023, Trung Quốc nhập 1 triệu tấn tôm, cho thấy dung lượng lớn của thị trường gần này. Doanh nghiệp Việt cũng có chiến lược tập trung bán vào Trung Quốc những mặt hàng tôm mà các nước cung ứng tôm khác không thể đáp ứng. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm nay.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của tôm Việt Nam. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 2 năm nay đạt 31 triệu USD, giảm 9%. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 72 triệu USD, tăng 26%. Mặc dù giảm trong tháng 1 nhưng với tốc độ nhẹ, nguyên nhân là do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Giá trung bình xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sau khi chạm đáy vào tháng 11/2023, đã có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm nay.
Chuyên gia nhận định doanh số bán thủy sản tươi sống và đông lạnh của Mỹ dự báo sẽ ổn định trong năm 2024, sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu. So với một số nguồn cung tôm chính tại Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc thì Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là khi quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Mỹ cũng đang có chính sách tăng cường mua hàng từ các nước, giảm phụ thuộc quá nhiều vào hàng Trung Quốc.
Đối với Nhật Bản, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm đạt 60 triệu USD, tăng 4%.
Kể từ năm 2022, ngành thủy sản xuất sắc lập kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy). Kết năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch (10 tỷ USD). Trong đó tôm khoảng 3,45 tỷ USD; cá tra khoảng 1,9 tỷ USD; nhuyễn thể khoảng 0,8 tỷ USD; cá ngừ khoảng 0,9 tỷ USD.
Nhịp sống thị trường