MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại quả '1 vốn 10 lời' được Trung Quốc, Lào ồ ạt tìm mua: Việt Nam có sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, giá tăng gần bằng sầu riêng

22-03-2024 - 06:05 AM | Thị trường

Loại quả này được Trung Quốc ‘tranh giành’ đến 86% sản lượng.

Loại quả '1 vốn 10 lời' được Trung Quốc, Lào ồ ạt tìm mua: Việt Nam có sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, giá tăng gần bằng sầu riêng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam sở hữu một loại quả được người dân ví là loại cây một vốn mười lời do có đặc điểm là cây ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước và đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao là cây ớt.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu được 884 tấn ớt với kim ngạch đạt 2,1 triệu USD, tăng 20,4%. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 766 tấn, tăng 18,2% so với tháng trước và chiếm đến 86% thị phần.

Loại quả '1 vốn 10 lời' được Trung Quốc, Lào ồ ạt tìm mua: Việt Nam có sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, giá tăng gần bằng sầu riêng- Ảnh 2.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn và Lào chiếm 9,5% với 153 tấn.

Trên thế giới, Châu Á - Thái Bình Dương chiếm lĩnh thị trường. Đối với khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, đây là nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới nhiều năm liền, xuất sang nhiều thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico, Australia, Mỹ và các nước Đông Nam Á. Các sản phẩm ớt chính là ớt tươi đông lạnh, ớt khô, ớt bột, tương ớt,... Mỗi năm, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 70.000 tấn ớt bột và ớt khô.

Riêng đối với ớt khô, Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu ớt khô hàng đầu thế giới, chiếm hơn 6.11% vào năm 2021, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Ấn Độ cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ ớt hàng đầu thế giới với khoảng 36% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu khoảng 30% tổng sản lượng.

Tại Việt Nam, số liệu từ Cục trồng trọt cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long được coi là "thủ phủ" ớt tại Việt Nam. Tại đây, ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn một năm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, diện tích trồng đạt khoảng 4.000-5.000 ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn một năm.

Ngoài làm gia vị, nhờ tính chất cay nóng mà ớt được sử dụng như một vị thuốc giảm đau giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm ăn ngon, chóng tiêu. Trong y học cổ truyền dân gian Việt Nam ớt thường dùng để chữa bệnh đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn.

Đáng chú ý ở thời điểm cuối năm 2023, giá ớt xuất khẩu tăng vọt 5.000 đồng/kg, kéo theo giá ớt các loại cũng tăng tương ứng. Hiện giá ớt xuất khẩu dao động từ 62.000 - 65.000 đồng/kg, ớt loại 2 từ 58.000 - 60.000 đồng/kg, ớt chợ từ 55.000 - 58.000 đồng/kg. Để so sánh, trung bình, mỗi sào trồng ớt sẽ cho thu hoạch trên 1 tấn quả/năm, đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng với giá thu hoạch ở mức 8.000 - 12.000 đồng/kg. Đối với những vụ mùa được giá lên tới khoảng 30.000 đồng/kg, người dân có thể ‘bỏ túi’ từ 50 – 60 triệu đồng mỗi sào.

Trong năm 2023, xuất khẩu ớt của nước ta đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với 10.173 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên