Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.
- 22-04-2024Quý I, Việt Nam tăng mua gấp 6 lần cùng kỳ mặt hàng này từ Nga: Châu Âu, Mỹ đều 'tranh giành', nước ta chi hơn 350 triệu USD gom hàng
- 17-04-2024Giá rẻ hấp dẫn, Nga ưu ái xuất sang Việt Nam một nguyên liệu cực quan trọng: nhập khẩu tăng hơn 140%, 'vàng đen' Nga đủ dùng tận 300 năm
- 16-04-2024Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 cả nước nhập khẩu 428.853 tấn phân bón, tương đương 123,33 triệu USD, giá trung bình 287,6 USD/tấn, tăng 52,3% về lượng, tăng 34,7% kim ngạch so với tháng 2/2024. So với tháng 3/2023 thì tăng 47,2% về lượng, tăng 9% kim ngạch.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,12 triệu tấn, trị giá gần 351,9 triệu USD, giá trung bình đạt 314,2 USD/tấn, tăng 82,8% về khối lượng, tăng 48,2% về kim ngạch nhưng giảm 18,9% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam trong quý I/2024, chiếm 41,6% trong tổng lượng và chiếm 29,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 466.409 tấn, tương đương 104,16 triệu USD, giá trung bình 223,3 USD/tấn, tăng 54,5% về lượng, nhưng giảm 3,1% về kim ngạch và giảm 37,3% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 23,8% trong tổng kim ngạch, với 140.435 tấn, tương đương 83,81 triệu USD, giá trung bình 596,8 USD/tấn, tăng 573% về lượng, tăng 574,6% về kim ngạch và tăng 0,2% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Lào là thị trường nhập khẩu thứ 3 của Việt Nam, đạt 83,7 nghìn tấn, tương đương 22,7 triệu USD, tăng 105,73% về lượng và tăng 32,06% về kim ngạch so với quý I/2023.
Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng khối lượng nhưng giảm kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023. Nổi bật trong tất cả các thị trường là Canada với mức nhập khẩu tăng đột biến.
Cụ thể, trong tháng 3/2024, Việt Nam nhập khẩu từ Canada 34.147 tấn phân bón, trị giá 11,7 triệu USD, tăng sốc 81.202% về lượng và tăng 8.099% về kim ngạch so với tháng 3/2023.
Tính chung 3 tháng đầu năm, quốc gia này cung cấp cho Việt Nam hơn 40 nghìn tấn phân bón, tương đương 13,6 triệu USD, tăng 28.386% về lượng và tăng 5.170% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu bình quân từ Canada đạt 338,2 USD/tấn, giảm mạnh 81,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay Việt Nam đang nhập các loại phân bón trong nước thiếu hoặc không sản xuất được. Chẳng hạn như DAP, Việt Nam chỉ sản xuất được từ 400.000 - 500.000 tấn nhưng nhu cầu sử dụng lên tới xấp xỉ 1 triệu tấn thì phải nhập; hoặc phân amoni sunfat (SA) mỗi năm Việt Nam nhập từ 900.000 – 1 triệu tấn. Ngoài ra, phân bón kali (MOP), Việt Nam cũng phải nhập khẩu toàn bộ, dao động ở mức 1 triệu tấn/năm.
Nguồn cung phân bón ở nước ta không hoàn toàn lệ thuộc vào các thị trường nước ngoài. Một số loại phân Việt Nam vừa sản xuất dùng trong nước và xuất khẩu được như UREA hay Super Lân...
Trung Quốc là nước xuất khẩu phốt phát lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp urê chính, nhưng kể từ năm 2021, nước này đã áp dụng các biện pháp bao gồm cấp hạn ngạch xuất khẩu và yêu cầu kiểm tra kéo dài đối với thành phần phân bón để hạ giá trong nước. Đến tháng 9/2023, chính phủ tiếp tục yêu cầu một số nhà sản xuất urê hàng đầu của nước này tạm ngừng xuất khẩu.
Điều này khiến thị trường phân bón trên toàn thế giới chao đảo, đặc biệt là những quốc gia đang phải phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu để đảm bảo sản xuất lương thực thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Những bất ổn ở Biển Đỏ và triển vọng thắt chặt xuất khẩu của Trung Quốc có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn